Vấn đề Viện kiểm sát bổ sung tài liệu chứng cứ được quy định tại điều 284 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và vấn đề Viện kiểm sát rút quyết định truy tố được quy định tại điều 285 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung.
(i) Vấn đề yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu chứng cứ được quy định tại điều 284 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
“1. Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quýết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung.
2. Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiêm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.
3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bồ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.”
(ii) Bình luận vấn đề yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ
1.Trong thời hạn chuân bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những chứng cứ . quan trọng, có vi phạm thủ tục tố tụng, bị can phạm vào tội khác hoặc có đồng phạm khác, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động phổi hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không hổ sung được, thì Hội đồng xét xứ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiêm sát cùng cẩp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu câu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Nếu Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án vẫn tiên hành xét xử vụ án.
Thứ hai, vấn đề Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
(i) Viện kiểm sát rút quyết định truy tố được quy định tại điều 285 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
“Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chi vụ án”.
(ii) Bình luận vấn đề khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
1. Viện kiểm sát là cơ quan buộc tội, nhưng có trách nhiệm xem xét vụ án về cả hai mặt buộc tội và gỡ tội, do đó phải xem xét không chi những tình tiết tăng nặng mà cả những tình tiết giảm nhẹ, để góp phần xử lý vụ án một cách chính xác. Vì vậy, tại phiên tòa, kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.
2. Những căn cứ để Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án bao gồm:
Không có sự việc phạm tội;
Hành vi không cấu thành tội phạm;
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chì vụ án có hiệu lực pháp luật;
Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
Tội phạm được đại xá;
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;
Do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tta tội phạm, cố găng hạn chế đến mức thấp nhât hậu quả của lội phạm;
Người phạm tội được đại xá;
Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm ttọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Nếu qua phiên tòa mà phát hiện thấy cần truy cứu bị cáo về tội danh khác thì kiểm sát viên - quyền nêu vấn đề rồi đề nghị với Tòa án quyết định cho điều tra bổ sung để mở lại phiên tòa xét xử.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận