Xét xử theo thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do một thẩm phản tiến hành.

1. Xét xử sơ thẩm

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì trình tự, thủ tục xét xử không được giản lược so với thủ tục tố tụng chung; Hội đồng xét xử vẫn gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm, gây lãng phí về nhân lực, vật lực đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định phiên tòa xét xử sơ thẩm do 01 Thẩm phán tiến hành (Điều 463).


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Nhằm giảm bớt áp lực cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án; đồng thời tạo thời gian hợp lý để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thời hạn xét xử sơ thẩm là 17 ngày, tăng 3 ngày so với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (14 ngày).

Trong tổng thời hạn xét xử sơ thẩm 17 ngày, thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã tăng thời hạn chuẩn bị xét xử từ 7 ngày lên 10 ngày; còn thời hạn từ lúc Thẩm phán có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến lúc mở phiên tòa vẫn giữ nguyên là 7 ngày như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc tăng thời hạn trong giai đoạn này sẽ hạn chế được số án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nhưng có điểm đáng chú ý là không có thủ tục nghị án, vì phiên tòa xét xử sơ thẩm do 01 Thẩm phán tiến hành.

2. Xét xử phúc thẩm


Do phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn được mở rộng cả đối với xét xử phúc thẩm, nên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung 2 điều luật mới (Điều 464 – chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Điều 465 – phiên tòa xét xử phúc thẩm).

Tại khoản 2 Điều 464 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ban hành một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án. Đồng thời, khoản 3 Điều luật này quy định, trong trường hợp Thẩm phán ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

Qua các quy định trên cho thấy, thời hạn xét xử phúc phẩm theo thủ tục rút gọn là 22 ngày. Như vậy, so với thời hạn xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu theo thủ tục chung (105 ngày) đã giảm đi rất nhiều để vụ án được giải quyết một cách nhanh nhất.

Khoản 1 Điều 465 quy định, việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do 01 Thẩm phán tiến hành, nên phiên tòa xét xử phúc thẩm không có thủ tục nghị án. Có thể nói, xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn với sự rút ngắn về thời gian, trình tự, thủ tục, giảm số lượng Thẩm phán của Hội đồng xét xử đã góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho quá trình giải quyết vụ án

Nguồn: moj.gov.vn


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].