Bản chất pháp lý của giai đoạn tố tụng hình sự

Giai đoạn tố tụng hình sự phải tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự (như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án).

Như vậy, khái niệm trên đây của một giai đoạn tố tụng hình sự cho phép khẳng định rằng, bản chất pháp lý của một giai đoạn tố tụng hình sự, với tính chất là bước của quả trình tiến hành tố tụng hình sự nhất thiết phải được thể hiện bằng ba đặc điểm chung cơ bản mà bất kỳ giai đoạn tố tụng hình sự nào cũng bắt buộc phải có:

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Giai đoạn tố tụng hình sự phải tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự (như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án).

Chức năng nhất định đó là đặc trưng chỉ của từng loại chủ thể (cơ quan hoặc người) tiến hành tố tụng (chứ không phải là của tất cả) có thẩm quyền thực hiện. Ví dụ: Điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng chức năng nhất định là điều tra vụ án hình sự mà chức năng đó là đặc trưng chỉ của hai loại chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện - Cơ quan điều tra (trong đại đã số những trường hợp) và Viện kiểm sát (trong một số ít trường hợp), chứ không thể là Tòa án.

Giai đoạn tố tụng hình sự phải có nội dung là thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Hiện nay trong khoa học Luật tố tụng hình sự vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về các giai đoạn tố tụng hình sự. Trong bài này chúng tôi chưa đề cập đến việc phân tích từng quan điểm đó mà trên cơ sở Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 mà chỉ đề cập đến việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung chủ yếu và cơ bản nhất về: 1) Khái niệm, 2) Bản chất pháp lý và 3) Vai trò (ý nghĩa) của năm giai đoạn tố tụng hình sự theo thứ tự sau. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; Giai đoạn điều tra; Giai đoạn truy tố; Giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án.

Riêng việc thi hành bản án (quyết định) của Tòa án, mặc dù trong giai đoạn hiện nay nhà làm luật Việt Nam vẫn coi là một giai đoạn tố tụng hình sự và chính thức ghi nhận nó trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, nhưng theo quan điểm của chúng tôi đó không thể và không phải là một giai đoạn tố tụng hình sự, mà là một chuyên ngành luật độc lập (Luật thi hành án hình sự) với các quan hệ pháp luật, đối tượng điều chỉnh khác với Luật tố tụng hình sự và do vậy, nó là một đối tượng nghiên cứu khoa học riêng biệt và cần phải được nghiên cứu bằng nhiều công trình chuyên khảo khác nhau nên trong bài viết vấn đề này của chúng tôi tạm chưa đề cập đến.
(Nguồn: Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].