Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự. Tạm giam được quy định tại các Điều: Điều 79, 88, 120, 121, 166, 177, 227, 228, 243, 250, 287 và 303 BLTTHS 2003 và được áp dụng trong mọi giai đoạn tố tụng hình sự.
Phân tích quy định của BLTTHS về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn, chúng tôi thấy còn có một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, BLTTHS sử dụng kết quả phân loại tội phạm như cơ sở độc lập để xây dựng cán cứ áp dạng BPTG mà không xuất phát từ mục đích áp dụng dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp này trên thực tế. Điểm a khoản 1 Điều 88 BLTTHS quy định: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng thì có thể bị tạm giam. Như vậy, khi bị can, bị cáo phạm tội gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội thì có thể áp dụng biện pháp này. Có nghĩa là, biện pháp này có thể được áp dụng trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà không cần chứng minh khả năng trốn tránh, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án cũng như khả năng tiếp tục phạm tội của họ. Điều này không phù hợp với bản chất và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn chung được quy định tại Điều 79 BLTTHS. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn chứ không phải là biện pháp trách nhiệm hình sự; cho nên, không thể lấy mức độ nguy hiểm của tội phạm làm căn cứ duy nhất để áp dụng tạm giam. Hơn nữa, theo chúng tôi, khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội có thể là một trong những vấn đề được người phạm tội cân nhắc khi quyết định bỏ trốn hay không bỏ trốn, nhưng không thể suy diễn rằng mọi bị can, bị cáo đều lựa chọn biện pháp bỏ trốn khi biết mình có thể phải chịu mức hình phạt cao. Không ít bị can, bị cáo khi bị phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì ăn năn hối hận, thành khẩn khai báo để mong được hưởng chính sách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật. Có những trường hợp tuy phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng là lỗi không dự mưu, do nhất thời không làm chủ được minh... Đó là chưa kể có rất nhiều vụ án, ban đầu bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhưng về sau được thay đổi với tội nhẹ hơn. Trong trường hợp này, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với họ liệu có thiếu căn cứ? Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cao hay thấp, mức hình phạt mà bị can, bị cáo có thể phải chịu là vấn đề cần làm rõ, là yêu cầu cần đạt tới trong các giai đoạn hoạt động tố tụng, chứ không thể là căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn. Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn phải là căn cứ có thật, dự báo khả năng thực tế có thể xảy ra việc phạm tội tiếp, bỏ trốn hoặc cản trở hoạt động tố tụng chứ không thể là căn cứ mang tính suy diễn từ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi có dấu hiệu phạm tội mà họ bị cho là đã thực hiện. Việc suy diễn tùy tiện trong lập pháp tạo nên các căn cứ pháp lý cho việc xâm phạm quyền tự do cá nhân, quyền cơ bản của công dân.
Thứ hai, có sự mâu thuẫn trong quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 88. Theo đó, căn cứ áp dụng BPTG cho các trường hợp khác, nhau, trong đó, ở khoản 2 có việc áp dụng chính sách nhân đạo cũng như khả năng áp dụng BPTG với một số đối tượng đặc biệt là phụ nữ đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, người già yếu, người bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng. Như vậy, theo chính sách hình sự của Đảng và Nhà nưóc thì các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 88 được hưởng chính sách nhân đạo, nên căn cứ áp dụng BPTG với họ cũng phải được quy định ở mức độ hạn chế hơn hoặc trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp khác. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ quy định tại hai khoản trên thì có thể thấy, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng khác nhau này chẳng có gì khác nhau. Theo chúng tôi, căn cứ "có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xứ hoặc có thế tiếp tục phạm tội” quy định tại điểm b khoản 1 là cùng loại với các căn cứ khác như "bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã", "được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử” quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 88; có khác chăng chỉ là một căn cứ chỉ khả năng có thể hiện thực hóa, còn một căn cứ là sự hiện thực hóa khả năng đó. Nhưng, nếu như ở điểm b khoản 1 còn phải thỏa mãn căn cứ khác là “bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm” như là điều kiện cần, thì ở điểm a, b khoản 2 bị can, bị cáo phạm bất cứ tội phạm, loại và mức hình phạt nào cũng có thể bị tạm giam. Tức là căn cứ áp dụng BPTG của một số đối tượng đáng được hưởng chính sách đặc biệt thì lại được mở rộng hơn các đối tượng bình thường.
Ngoài ra, hiểu như thế nào là "BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm”? Có ý kiến cho rằng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm được hiểu là tội phạm mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 2 năm tù. Do đó, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt chỉ đến 2 năm tù thì không được phép áp dụng BPTG. Nếu vậy, đối với những trường hợp bị can, bị cáo tuy bị khởi tố ở khung hình phạt có mức phạt tù dưới hai năm nhưng ngoan cố chống đối (đặc biệt đối với các đối tượng lưu manh chuyên nghiệp), cố tình trốn tránh, tìm mọi cách xóa dấu vết của tội phạm, mua chuộc, đe dọa người làm chứng... thì cơ quan THTT lại không được phép áp dụng BPTG, cho dù các biện pháp khác không có giá trị trên thực tế. Do đó, chúng tôi nhất trí với ý kiến cho rằng, trong trường hợp này, vẫn cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Thứ ba, một số quy định khác của BLTTHS tuy không trực tiếp quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn có thể bị hiểu nhầm là căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong các giai đoạn tố tụng khác nhau. Đó là các quy định tại đoạn 3 Điều 177, khoản 1 Điều 228, khoản 2, khoản 3 Điều 243, khoản 5 Điều 250, đoạn 2 Điều 287.
Thứ tư, theo chúng tôi, BLTTHS còn chưa quy định một căn cứ xuất phát từ bản chất của tạm giam là để áp dụng, thay thế khi các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn (như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền...) không có kết quả nhằm bảo đảm tôn trọng quyền con người trong Nhà nước pháp quyền. Ngoài ra, Điều 88 cũng chưa quy định một trong số căn cứ tạm giam là người bị bắt theo quyết định truy nã.
Về căn cứ áp dụng BPTG đối với người chưa thành niên phạm tội, mặc dù Điều 303 đã có quy định dẫn chiếu đến Điều 88 và các điều luật khác nhưng do dẫn chiếu nhiều điều luật, nhiều căn cứ đã dẫn đến việc coi nhẹ căn cứ tạm giam được quy định tại Điều 88 và Điều 79, người THTT chỉ xem xét điều kiện về độ tuổi và tội phạm đã thực hiện để áp dụng BPTG. Theo quy định của BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, có thể hiểu, tất cả người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuồi phạm tội đều có thể tạm giam mà không cần căn cứ nào. Điều này dẫn đến hệ lụy xã hội là rất nhiều trường hợp, bị can, bị cáo đang là học sinh, sinh viên, không có biểu hiện trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhưng vẫn bị áp dụng BPTG, không được thực hiện quyền học tập, nghiên cứu mà họ đáng ra chưa bị tước bỏ.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận