Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác...
Căn cứ Khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, biện pháp tạm giam đối với phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi quy định như sau: "Điều 88. Tạm giam ... 2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây: a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Biện pháp ngăn chặn tạm giam là biện pháp khá nghiêm khắc, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là một chủ thể được hưởng những trường hợp miễn trừ đối với biện pháp tạm giam. Và để được miễn áp dụng biện pháp tạm giam thì ngoài điều kiện là đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì còn phải có điều kiện là có nơi cư trú rõ ràng".
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi đều được miễn áp dụng biện pháp này mà vẫn có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong một số trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã
+ Thứ hai, có hành vi tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.
+ Thứ ba, bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Đây là những hành vi có tính chất gian dối, không hối cải và làm cho việc phạm tội tiếp tục thực hiện, có tính chất nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia vì vậy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là rất cần thiết trong trường hợp này. Pháp luật quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp, không trái với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận