Áp dụng biện pháp tạm giam trong những trường hợp nào?

Đối với những bị can, bị cáo phạm tội lần đầu ít nghiêm trọng, chưa có tiền án tiền sự, có thái độ ăn năn hối cải tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng mà có nơi cư trú rõ ràng thì cũng không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác...

Đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị Toà án quyết định đưa ra xét xử thì không phải là đối tượng áp dụng biện pháp này. Ngay cả tên điều luật cũng đã chỉ rõ đối tượng bị bắt để tạm giam là bị can, bị cáo.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) đã chỉ rõ bị can, bị cáo là đối tượng áp dụng biện pháp này nhưng lại không quy định cụ thể những bị can, bị cáo đó có thể bị bắt để tạm giam trong trường hợp nào? Tuy nhiên qua việc ngiên cứu các quy định của luật có thể thấy bị can, bị cáo có thể bị bắt trong một số trường hợp nhất định chứ không phải là tất cả các bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam. Điều đó là không cần thiết và nhiều khi không thể thực hiện trong thực tiễn và hơn nữa đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều biện pháp ngăn chặn khác. Luật quy định có thể không áp dụng biện pháp bắt để tạm giam đối với một số bị can bị cáo mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Khoản 2 Điều 88 BLTTHS quy định: “Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”. Đối với những bị can, bị cáo phạm tội lần đầu Ýt nghiên trọng, chưa có tiền án tiền sự, có thái độ ăn năn hối cải tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng mà có nơi cư trú rõ ràng thì cũng không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như: bảo lĩnh, đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cư trú…Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp vừa giảm bớt được tính nghiêm khắc vừa thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, đồng thời vẫn đảm bảo mục đích ngăn chặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Như sự phân tích ở trên luật không quy định rõ trong những trường hợp nào thì bị can, bị cáo sẽ bị bắt để tạm giam, song mục đích cuối cùng của việc bắt bị can, bị cáo là để tạm giam cho nên khi áp dụng thì phải xem xét thật kĩ lưỡng là có cần thiết bắt bị can bị cáo để tạm giam hay không và có thuộc các trường hợp tam giam theo quy định của pháp luật hay không.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].