Biện pháp tạm giữ, tạm giam được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự hiện nay còn một số những bất cập trong quá trình áp dụng.
- Về biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Do quy định của BLTTHS năm 1988 không quy định rõ đối tượng áp dụng cho nên trong thực tế đã có trường hợp nhầm lẫn, áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự.
BLTTHS năm 2003 quy định về biện pháp ngăn chặn này đã rõ ràng hơn, nêu cụ thể về đối tượng áp dụng, thẩm quyền ra quyết định áp dụng, trình tự thủ tục áp dụng và mối quan hệ tố tụng giữa cơ quan tiến hành tố tụng với chính quyền địa phương nơi bị can, bị cáo cư trú trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này cho nên việc áp dụng có nhiều thuận lợi, dễ dàng. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 91 BLTTHS năm 2003 mới chỉ quy định điều kiện đối với bị can, bị cáo có thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn này là có nơi cư trú rõ ràng nhằm đảm bảo có sự quản lí của chính quyền địa phương. Trường hợp bị can, bị cáo có ý định bỏ trốn thì chính quyền địa phương nơi người đó cư trú khó có thể quản lí và ngăn chặn được, do đó cần phải lưu ý thêm về điều kiện nhân thân của bị can, bị cáo. Vì lẽ đó, chúng tôi đề nghị phải quy định cụ thể hơn về điều kiện nhân thân bị can và tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị can, bị cáo để quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Khoản 3 Điều 91 BLTTHS cần quy định cụ thể hơn là “bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam”, không nên quy định chung chung là sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận