Về chủ trương cải cách tư pháp liên quan đến tạm giữ, tạm gia

Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã có sự tiến bộ trong việc quy định căn cứ tạm giam được phân loại theo tính chất loại tội.

Thứ nhất, cần xác định rõ căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm, thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam. Đây là là chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người trong xu thế hội nhập.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện tốt chủ trương này là vấn đề cần phải đặt ra trong việc hoạch định chính sách hình sự mới của các nhà lý luận và chỉ đạo thực tiễn, nhất là việc tiến hành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLTTHS tới đây.

Thứ hai, các chủ trươngvề xác định rõ căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm:

Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã có sự tiến bộ trong việc quy định căn cứ tạm giam được phân loại theo tính chất loại tội. Tuy nhiên, cần cân nhắc để có thể quy định những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam nếu họ không trốn tránh hoặc không cản trở hoạt động điều tra …

Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước cũng như thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, tác giả thấy:

Cần hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội nhất là hiện nay các cơ sở giam giữ đang quá tải và sẽ hạn chế bớt những chi phí cho Nhà nước. Bởi, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam (biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất), người bị tạm giam bị tước quyền tự do thân thể và buộc phải cách ly với thế giới bên ngoài; bị hạn chế nhiều quyền khác, vì vậy cần nghiên cứu vận dụng để có thể áp dụng BPNC khác ít nghiêm khắc hơn như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm nếu người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, không trốn tránh và cản trở hoạt động điều tra…cũng là một trong những tiêu chí bảo đảm quyền con người trong TTHS.

Về thu hẹp thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu PLTTHS một số nước như CHLB Nga, CH Pháp, Nhật Bản… thì thẩm quyền quyết định tạm giam chỉ giao cho thẩm phán, vì vậy nên chăng trong điều kiện cho phép có thể vận dụng thu hẹp về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].