Khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội và cần phải khởi động quá trình điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó.
Khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội và cần phải khởi động quá trình điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó.
Theo quy định tại Điều 126 của BLTTH thì thẩm quyền khởi tố bị can chủ yếu thuộc về Cơ quan điều tra. Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra. Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện tội phạm mà Cơ quan điều tra chưa khởi tố thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi Cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát mà phát hiện được có người khác thực hiện tội phạm chưa được khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và gửi quyết định đó cho cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Như vậy, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động khởi tố bị can, nghĩa là tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc kiểm tra, xác minh tính có căn cứ và hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ để thực hiện tốt việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố bị can hoặc tự mình quyết định khởi tố bị can chuyển cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhằm bảo đảm bất cứ người thực hiện hành vi phạm tội nào, nếu không có những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự, đều phải bị khởi tố bị can để tiến hành điều tra, xử lý trước pháp luật; đồng thời, bảo đảm các quyết định khởi tố bị can đều có căn cứ và hợp pháp.
Về nguyên tắc, Cơ quan điều tra chỉ được ra quyết định khởi tố bị can sau khi đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp phạm tội quả tang mà người phạm tội có đầy đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngay sau khi khởi tố vụ án có thể ra ngay quyết định khởi tố bị can. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc bị can còn có hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 126 của BLTTHS thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi các quyết định này kèm theo các tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Sau khi nhận được quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát phải khẩn trương kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can trên cơ sở nghiên cứu, kiểm tra các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
Sau khi tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can,nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra có căn cứ và hợp pháp thì Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và gửi quyết định đó cho cơ quan đã khởi tố.Nếu thấy chưa rõ căn cứ xác định bị can phạm tội thì Viện kiểm sát phải yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ làm rõ căn cứ khởi tố.
Trong trường hợp cần thiết, để xác minh, làm rõ căn cứ và tính hợp pháp của việc khởi tố bị can, Viện kiểm sát có thể hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hạitrước khi quyết định việc phê chuẩn hayhủybỏ quyết định khởi tố bị can.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và qua kiểm tra, xác minh, nếuthấy ngoài bị can đã bị khởi tố còn có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thìViện kiểm sát phảiyêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với người đó; trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát quyết định khởi tố bị can và chuyển cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 5 Điều 126 củaBLTTHS.
Trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ nhưng hết thời hạn tạm giữ vẫn không đủ căn cứ phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với người đang bị tạm giữ thì Viện kiểm sát phải ra quyết địnhhủybỏ quyết định khởi tố bị can và yêu cầu cơ quan đã khởi tố bị can trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Trong quá trình xem xét, giải quyết vụ án, nếu thấy hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm vào tội khác hoặc còn có hành vi phạm tội khác với tội danh đã khởi tố thì Viện kiểm sát phảiyêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 127 củaBLTTHS.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sungquyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phảira quyết định phê chuẩn hoặchủybỏ quyết định bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra.Trường hợp Cơ quan điều tra thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.
(Nguồn:TS. Phạm Mạnh Hùng - Trường ĐT, BDNV Kiểm sát)
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]
Bình luận