Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự. Tạm giam được quy định tại các Điều: Điều 79, 88, 120, 121, 166, 177, 227, 228, 243, 250, 287 và 303 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS) và được áp dụng trong mọi giai đoạn tố tụng hình sự.
Như vậy, hiện nay có 9 nhóm cá nhân và tập thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam (BPTG). Theo chúng tôi, cần thiết nghiên cứu việc thay đổi các đối tuợng có thẩm quyền quyết định BPTG giao cho người trực tiếp tiến hành tố tụng (THTT) trong vụ án thẩm quyền này để nâng cao tính thực tế và tính trách nhiệm trong thi hành công vụ.
Khoản 4 Điều 9 Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị quy định: "Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyềnyêu cầu được xét xử trước Tòa án, nhằm mục đích để Tòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp”. Pháp luật tố tụng hình sự một số nước như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng quy định chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng BPTG với một thủ tục giản lược do một Thẩm phán chủ tọa. Ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng, cần thiết phải thu hẹp đối tượng có thẩm quyền quyết định áp dụng BPTG, và chỉ có Viện trưởng VKS các cấp; Chánh án Tòa án các cấp; Hội đồng xét xử mới có thẩm quyền này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thu hẹp đối tuợng có thẩm quyền quyết định áp dụng BPTG là không khả thi, mà vấn đề chủ yếu là xây dựng pháp luật hoàn chỉnh, đào tạo và bồi dựỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, có cơ chế kiểm soát hiệu quả của các tổ chức, công dân....
Với tính cấp thiết trong áp dụng của BPTG, mô hình tố tụng thẩm vấn, cũng như điều kiện địa lý, điều kiện làm việc của Vỉệt Nam, chúng tôi cho rằng, việc chỉ giao cho Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng BPTG là đúng về bản chất tổ chức, hoạt động tư pháp, nhưng chưa khả thi.
Chúng tôi cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng, nên giữ nguyên thẩm quyền như hiện nay hoặc chỉ giao cho Viện trưởng VKS các cấp, Chánh án Tòa án các cấp và Hội đồng xét xử thẩm quyền này. Viện truởng VKS và Chánh án Tòa án các cấp là chức danh quản lý hành chính của các cơ quan VKS và Tòa án, đây không phải là chức danh tư pháp khi Kiểm sát viên, Thẩm phán được giao nhiệm vụ THTT trong vụ án. Viện trưởng VKS, Chánh án Tòa án thường không phải là người trực tiếp THTT mà họ chỉ ban hành quyết định thông qua sự tham mưu của những người trực tiếp THTT. Việc ra quyết định áp dụng BPTG của các đối tượng này chỉ là hình thức, bởi nội dung là kết quả của quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm phán, việc nghiên cứu hồ sơ và tham gia kiểm sát hoạt động điều tra của Kiểm sát viên. (Tương tự như vậy là việc ban hành quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Phó Viện trưởng, Phó Chánh án theo quy định của pháp luật hiện hành). Do đó, theo chúng tôi, cần cho phép những người trực tiếp THTT ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bởi lẽ, họ là người trực tiếp theo dõi vụ án, trực tiếp THTT nên họ hiểu rõ hơn ai hết liệu có thật sự cần thiết áp dụng BPTG hay không. Đặc biệt, mặc dù Tòa án hoạt động theo nguyên tắc xét xử tập thể nhưng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vẫn là người giữ vai trò quyết định nhất trong số các thành viên Hội đồng xét xử, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, thậm chí, họ có thể tự mình ra các quyết định về nội dung vụ án như đình chi vụ án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung... Giao cho nguời trực tiếp THTT thẩm quyền áp dụng BPTG không chỉ vừa có giá trị thực tế mà còn tăng tính trách nhiệm của họ trong THTT. Đồng thời, cũng không trái với tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW là "tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng cùa mình”.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng, không nên quy định cho phép Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp thẩm quyền quyết định áp dụng BPTG. Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng cho thấy, quyền áp dụng của những người này không phải là thẩm quyền độc lập; quyết định tạm giam, bắt tạm giam của họ phải được sự phê chuẩn của VKS cùng cấp mới có hiệu lực pháp luật. Do đó, cần bỏ thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPTG của các đối tượng này, thay vào đó là quyền đề nghị VKS áp dụng BPTG, nếu thấy có căn cứ và cần thiết. Mặt khác, theo chúng tôi, biện pháp bắt nguời để tạm giam và BPTG hiện nay được quy định là hai biện pháp ngăn chặn độc lập với nhau, trong đó, BPTG là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp bắt người để tạm giam. Việc quyết định áp dụng BPTG do cơ quan, người THTT thực hiện, còn việc thực hiện biện pháp đó có thể giao cho cơ quan Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực hiện. Do đó, cần phân biệt thầm quyền của hai loại đối tượng này.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận