Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong thời gian qua về cơ bản chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu, mục đích của một biện pháp ngăn chặn, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Nhìn chung, việc áp dụng BPTG trong thời gian qua về cơ bản chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu, mục đích của một biện pháp ngăn chặn, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, cũng có không ít vướng mắc, trở ngại hoặc vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân khi thực hiện quy định này ở một số vụ án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Thống kê của chúng tôi cho thấy, nhiều trường họp CQĐT ra lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam không có căn cứ nên không được VKS phê chuẩn; không ít trường hợp các cơ quan THTT lạm dụng áp dụng BPTG trong khi có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn. Tình trạng áp dụng BPTG tràn lan, hay như ở một số vụ án, cơ quan THTT còn coi BPTG như một biện pháp nghiệp vụ điều tra, xâm phạm đến quyền tự do của công dân. Năm 2004, số nguời bị áp dụng BPTG trên tổng số người bị khởi tố là 85%; số liệu này lần luợt các năm 2005 là 86%; năm 2006 là 85%; năm 2007 là 84% [6]. Số lượng lệnh bắt tạm giam và lệnh tạm giam của CQĐT không được VKS phê chuẩn năm 2008 là 632 lệnh; năm 2007 là 670 lệnh; năm 2006 là 679 lệnh; năm 2005 là 721 lệnh.
Qua nghiên cứu ngẫu nhiên về 320 trường hợp bị tạm giam trong tổng số 472 vụ án các loại tại tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi không tìm thấy trong hồ sơ vụ án có bất cứ giấy tờ, tài liệu nào chứng minh về khả năng bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc có thể cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án của người bị áp dụng. Trong các lệnh tạm giam của CQĐT, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS chỉ nêu chung chung là căn cứ vào hành vi phạm tội, căn cứ vào các điều luật của BLTTHS và xét thấy cần thiết tạm giam... là tạm giam.
Ví dụ, Lệnh tạm giam của CQĐT theo mẫu số 05L ban hành kèm theo Quyết định số 1351/QĐ-BCA(C11) ngày 18/11/2004 ở phần căn cứ chỉ bao gồm:"Căn cứ quyết định khởi tố bị can số... của CQĐT... đối với ... đã có hành vi... phạm vào điều... của BLHS; Căn cứ vào các điều 34, 79, 88, 120 BLTTHS; Ra lệnh... phần căn cứ trong Quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS chỉ bao gồm: "Căn cứ các Điều 36, 88 BLTTHS; Xét lệnh tạm giam số... ngày... của CQĐT.. đối với bị can... bị khởi tố về tội... theo Điều... BLHS; xét thấy cần thiết tạm giam; Quyết định... Như vậy là không có phần nào xem xét cụ thể về căn cứ thực tế để xét thấy cần tạm giam bị can, ngay cả Công văn đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT cũng không nêu bất cứ biểu hiện cụ thể nào của bị can liên quan đến căn cứ tạm giam mà chỉ nói về hành vi phạm tội, diễn biến sự việc đến ngày ra lệnh tạm giam. Có thể thấy, thực trạng này được chấp nhận từ lâu nay khiến cho căn cứ tạm giam bị xem nhẹ, người THTT chỉ xem xét căn cứ tạm giam trong trí tưởng tượng, do suy đoán là chính mà không xem xét căn cứ thực tế khách quan. Nguyên nhân dẫn đến điều này, theo chúng tôi là do BLTTHS không có quy định cụ thể về thủ tục xem xét căn cứ tạm giam, không quy định cụ thể về những hồ sơ, tài liệu nào cần xem xét khi ra lệnh tạm giam hoặc ra quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam.
Theo báo cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, hàng năm vẫn có gần 7% số ngưòi bị tạm giữ, tạm giam cuối cùng chỉ bị xử lý hành chính; khoảng 85% người bị kết án, bị can, bị cáo bị tạm giam, trong khi chỉ từ 70% - 75% bị Tòa án phạt tù. Đó là những con số cần suy nghĩ về thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trong hoạt động TTHS.
(Nguồn: TS. Trần Văn Độ - Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận