Các nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của thi hành án hình sự được quy định trong Luật thi hành án hình sự năm 2010.
Thi hành án hình sự có nhiệm vụ đưa các bản án, quyết định hình sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
Nhiệm vụ cơ bản của thi hành án hình sự
Thi hành án hình sự có ba nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Một là, thi hành án hình sự có nhiệm vụ đưa các bản án, quyết định hình sự của Toà án đã cỏ hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhất của thi hành án hình sự.
- Hai là, thi hành án hình sự có nhiệm vụ giáo dục, cải tạo, giúp đỡ người chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa phạm tội mới.
- Ba là, thi hành án hình sự giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm, động viên, khuyến khích, bảo đảm sự tham gia, phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp.
Thi hành án hình sự phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4, Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì thi hành án hình sự phải tuân thủ 08 nguyên tắc cơ bản dưới đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
Trên đây là các nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của thi hành án.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận