Chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, chịu trách nhiệm về tội gì?

Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm...

Hỏi: M (17 tuổi) bỏ học sau khi học xong cấp II, hàng ngày M chỉ ngồi ở quán internet để chơi game. Cũng chính trong khoảng thời gian này, M đã tự mày mò và trở thành một tin tặc với mục đích xâm nhập vào các chủ tài khoản facebook khác nhằm “kiếm tiền nuôi game”. M đã tạo những đường link chứa mã độc và ngụy trang bằng các nội dung hấp dẫn như trúng thưởng, khiêu dâm, giật gân, câu view… Khi các nạn nhân click vào link chứa mã độc, với yêu cầu người xem dùng user và mật khẩu Facebook để đăng nhập, ngay lập tức bị M chiếm tài khoản facebook. Tính đến nay, số tiền M chiếm đoạt được đã lên đến con số 1,1 tỷ đồng. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu bị bắt, M có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? (Đức Anh – Hà Nội)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Thuỳ - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:


Điều 226b Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
như sau: “1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; b) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; d) Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, theo thông tin anh (chị) có cung cấp thì M đã có hành vi tạo những đường link chứa mã độc và ngụy trang bằng các nội dung hấp dẫn như trúng thưởng, khiêu dâm, giật gân, câu view…, khi các nạn nhân click vào link chứa mã độc, với yêu cầu người xem dùng user và mật khẩu Facebook để đăng nhập, ngay lập tức bị M chiếm tài khoản facebook; và với thủ đoạn này thì M đã chiếm đoạt được số tiền là 1,1 tỷ đồng. Do đó, M có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 266b Bộ luật Hình sự, với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.