Chuyển giao người bị kết án là gì?

Chuyển giao người bị kết án - cho phép một người bị kết tội được trở về nước mình để thực hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật vì mục đích nhân đạo và tạo điều kiện để người bị kết án hòa nhập cộng đồng.

Chuyển giao người bị kết án mới được quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

(I) Trong pháp luật quốc tế

Chuyển giao người bị kết án mới được đề cập trong khoa học luật quốc tế. Cụ thể như:Năm 1951, Hiệp định đầu tiên quy định về vấn đề này được ký kết giữa Libăng và Xyri;Hiệp định chuyển giao người bị kết án trong khuôn khổ Hội đồng Liên đoàn các nước Arập;Hiệp định về hợp tác pháp lý giữa các quốc gia Tây Phi; Công ước chuyển giao người bị kết án khu vực Mỹ La tinh; Công ước châu Âu năm 1983 về chuyển giao nhũng người bị kết án; Hiệp định mâu của Liên hợp quốc vổ chuyểngiao người bị kết án,Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các nghị định thư bổ sung (Điều 17);...

1. Khái niệm

Chuyển giao người bị kết án có thể hiểu là việc quốc gia chuyển giao, vì mục đích nhân đạo và tái hòa nhập xã hội, chuyển giao từ lãnh thổ của mình người bị kết án cho quốc gia nhận chuyển giao,nơi người bị chuyển giao là công dân hoặc có những quan hệ cộng dồng thân thiết, để tiếp tục chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật cùa quốc gia chuyển giao đã tuyên đối vái người đó (phạt tù có thời hạn và vô thời hạn).

2. Cơ sở pháp lí

Cơ sở pháp lý của chuyển giao người bị kết án là các điều ước quốc tế đa phương và song phương hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Theo thông lệ quốc tế, việc chuyển gia người bị kết án cần phải bảo đảm những điẻu kiện nhất định, tuy nhiên, các quốc gia trong quá trình đàm phán, ký kết hiệp định có thể thỏa thuận phù hợp với pháp luật nước mình. Mỗi quốc gia đều tham gia và kí kết các hiệp định khác nhau, nhưng đều phải phù hợp với pháp luật và hoàn cảnh thực tiễn của đất nước mình. Cụ thể là:

- Chỉ áp dụng việc chuyển giạo người bị kết án khi cấu thành tội phạm theo pháp luật của nước chuyển giao cũng cấu thành một tội phạm theo pháp luật của nước nhân chuyển giao (tội phạm kép).

-Người bị kết án phải là công dân của nước nhận chuyển giao hoặc có quan hệ cộng đồng với quốc gia đó.

-Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và phải là bản án kết tội cuối cùng, không còn thủ tục tố tụng nào đối với tội phạm đó.

-Tại thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời gian chấp hành hình phạt của người bị kết án phải còn ít nhất 1 năm, hoặc người bị kết án đang chấp hành hình phạt vô thời hạn.

-Nước chuyển giao và nưóc nhân chuyển giao đều đồng ý về việc chuyển giao và việc chuyển giao phải có sự đồng ý của người bị kết án.

-Ngoài ra, để bảo vê chủ quyền, an ninh quốc gia và các lợi ích cộng cộng khác, pháp luật quốc tế cũng ghi nhận, việc kết tội dối với người được chuyển giao không phải là tội phạm về quân sự hoặc tội phạm về chính trị, án tử hình... Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, ký kết các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh linh hoạt lĩnh vực này.


3. Ý nghĩa

Từ những phân tích nêu trên, cần phân biệt dẫn độ tội phạm vối chuyển giao người bị kết án vì đây là hai trường hợp khác nhau về mục đích, đối tượng, điều kiện thực hiện. Chuyển giao người bị kết án là vì mục đích nhân đạo, tạo điều kiện cho người được chuyển giao có điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng còn mục đích của dẫn độ tội phạm là tạo điếu kiện cho việc áp dụng sự trừng phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Trong khi, chuyển giao người bị kết án phải có sự đồng ý của nước chuyển giao và nước tiếp nhận chuyển giao và của chính người bị kết án (hoặc người đại diện hợp pháp của người đó) còn dẫn độ tội phạm chỉ cần có sự đồng ý của nước yêu cầu và nước được yêu cầu dẫn độ...

(II) Trong pháp luật Việt Nam

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định về tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm mà khộng có quy định nào về chuyển giao người bị kết án. Tuy nhiên, theo tinh thần của Điều 492 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc chuyển giao người bị kết án giữa Việt Nam và nước ngoài vẫn có thể thực hiện trên cơ sở hiệp định và theo nguyên tắc có đi, có lại.

Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài, có một số hiệp định đề cập đến vấn đề chuyển giao người bị kết án như: Hiệp định tương trợ pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam và nưóc Cộng hòa nhân dân Hunggary và Hiệp định tương trợ pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ba Lan,...

Nội dung cơ bản về chuyển giao người bị kết án trong các Hiệp định này là:

- Các nước ký kết sẽ chuyển giao cho nhau việc thi hành hình phạt tước tự do mà Tòa án của nước mình đã tuyên xử đối với công dân của nước ký kết kia bằng các bản ần đã có hiệu lực pháp luật.

- Người bị kết án sẽ không được chuyển giao nếu: Hành vi làm cho người bị kết án không phải là tội phạm theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân; hoặc tại nước mà người bị kết án là công dân, về cùng những hành vi phạm tội.

- Người bị kết án được thông báo về quyền đề nghị chuyển giao và có thể gửi đề nghị xin chuyển giao việc thi hành hình phạt đến Tòa án đã xét xử vụ án hoặc đến cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân.

-Đề nghị chuyển giao phải được lập bằng văn bản và có những nội dung cơ bản sau đây: Bản chính bản án và những vãn bản chứng nhận rằng bản án đã có hiệu lực pháp luật; tài liệu về phần hình phạt đã thi hành; tài liêu về quốc tịch của người bị kết án; điều luật của luật hình sự đã dùng làm cãn cứ pháp lý cho việc kết án và những tài liêu, giấy tờ khác nếu hai bên thấy cần thiết.

-Xem xét đề nghị chuyển giao: Trong thời hạn ngắn nhất, nước ký kết được yêu cầu sẽ thông báo cho nước ký kết kia biết về quyết định của mình đối với đề nghị chuyển giao để thi hành hình phạt.

-Hình phạt sẽ được thi hành đúng với bản án mà Tòa án của nước ký kết yêu cầu đã tuyên.

-Sau khi người bị kết án được chuyển giao, nếu có đại xá ở bất kỳ nước ký kết nào, người đó cũng được hưởng đại xá. Mặt khác, nước đã nhận chuyển giao người bị kết án có quyền ân xá.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực này, hiện nay Việt Nam đang tiến hành đàm phán, tiến tới ký kết các hiệp định chuyển giao người bị kết án với Đại Hàn dân quốc (Hiệp định đã được ký tắt tại Hà Nội), Thái Lan, Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Australia.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].