Điều 163 quy định về thẩm quyền điều tra của các Cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tội phạm – là cơ quan tiến hành tố tụng. Theo điều luật này thì Cơ quan điều tra được tổ chức trong Công an nhân dân, trong Quân đội nhân dân và ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ sở pháp lý về thẩm quyền điều tra:
“Điều 163. Thẩm quyền điều tra:1- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.2- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.3- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp...Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra”.
(I) Khái niệm thẩm quyền điều tra:
- Điều luật quy định về sự phân định thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phân định thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ và phân cấp thâm quyên điều tra.
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân rất rộng, các cơ quan này được quyền điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều ưa Viện kiềm sát nhân dân tối cao.
(II) Hình thức dẫn chiếu:
Điều luật quy định với hình thức dẫn chiếu gián tiếp. Theo đó, thẩm quyền của Cơ quan điêu tra trong Quân đội nhân dân là các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự (xem bình luận điều 272).
(III) Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điếu tra Viện kiểm sát quân sự trung ương:
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điếu tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền điều tra đối với hai nhóm tội:
- Tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXIII và tội phạm vê tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIV Bộ luật hình sự. Các tội phạm này phải xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án, người có thấm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
So với quy định tương tự trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quy định này có tính chất liệt kê và rõ ràng hơn về phạm vi đối tượng cán bộ, công chức phạm tội trong hoạt động tư pháp. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điêu tra các tội phạm thuộc thâm quyên xét xừ của Tòa án nhân dân, Cơ quan điều tra Viện kiêm sát quân sự trung ương điêu tra đôi với các tội phạm thuộc thẳm quyền xct xử của Tòa án quân sự.
(IV) Thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ:
Về thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ, Cơ quan điều tra có thẩm quyển điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Nơi tội phạm xảy ra có thê sẽ chứa nhiêu dâu vết về tội phạm, thông tin về tội phạm và người phạm tội. Do đó, quy định này tạo thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tổ, xét xử đối với vụ án đó.
Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì thẩm quyền điều tra sẽ theo thứ tự ưu tiên sau: nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
(V) Thẩm quyền theo vụ việc:
Khoản 5 quy định về việc phân cấp thẩm quyền điều tra. Việc phân cấp sẽ phân định thẩm quyền điều tra giữa cơ quan điều tra cấp trên và cấp dưới. Hiện nay, hệ thống cơ quan điều tra của Công an nhân dân được tổ chức từ trung ương đến địa phương, gồm:
Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra cấp tinh và Cơ quan điều tra cấp huyện. Hệ thống Cơ quan điêu tra trong Quân đội nhân dân gồm Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu và Cơ quan điều tra quân sự khu vực.
Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực. về cơ bản, đó là các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ một số tội phạm đặc biệt được liệt kê cụ thể tại điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự (xem bình luận điều 268).
Tương tự như vậy, Cơ quan điều tra cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài xét thấy cần trực tiếp điều tra. Đây là những tội phạm, về lí thuyết, thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện, nhưng do có các điều kiện như kể trên nên có tính phức tạp hơn.
Nếu xét thấy cần thiết, Cơ quan điều tra cấp tinh có thể trực tiếp tiến hành điều tra các tội phạm này. Quy định này thu hẹp thâm quyền về phạm vi các vụ án mà Cơ quan điều tra cấp tinh xét thấy cần trực tiếp điều tra so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
(VI) Thẩm quyền Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng:
Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng được quy định cụ thê, chặt chẽ hơn so với Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2003. Các cơ quan này chi có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự trong các trường hợp sau:
a) Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và các vụ án này phải do Hội đồng thầm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại;
b) Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận