Điểm mới về tố cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có những điểm mới quan trọng về tố cáo. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tố cáo từ điều 578 đến điều 483.

Điểm mới nổi bật nhất của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về tố cáo là quy định về người có quyền tố cáo. Điều 478 quy định về người có quyền tố cáo như sau: “Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã mở rộng phạm vi người có quyền tố cáo hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định “công dân” có quyền tố cáo. Việc này đã hạn chế quyền tố cáo của người nước ngoài, người không quốc tịch. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mở rộng thẩm quyền cho những người này cũng có quyền tố cáo. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn và bảo đảm quyền tố cáo cho mọi người.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Điểm mới tiếp theo của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về tố cáo là việc quy định chi tiết, rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền giải quyết tố cáo. Theo đó, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.

- Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.

- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.

- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.

- Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo từ 60 ngày như trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 xuống còn 30 ngày và từ không quá 90 ngày đối với các vụ việc phức tạp xuống còn không quá 60 ngày. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định cụ thể hơn về thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố là trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng có những thay đổi. Theo đó, Viện kiểm sát chỉ có quyền kiểm sát việc giải quyết tố cáo.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].