Dọa người khác lấy được ba trăm nghìn thì có bị tội gì không?

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm

Hỏi: Bạn tôi là Nguyễn Văn K (19 tuổi) đi chơi về đêm có vào quán ven đường uống nước, sau đó K nảy ra ý định đi chơi game nhưng lại không có tiền, lợi dụng lúc bà chủ quán chỉ có một mình, K lấy một cây gậy và dọa bà chủ quán nếu không đưa tiền sẽ đánh gãy chân. Vì quá sợ hãi, bà chủ quán đã đưa cho K 300 nghìn đồng, K dùng toàn bộ số tiền này để đi chơi game. Đề nghị Luật sư tư vấn, K có bị tội gì không? Mức phạt tù là bao nhiêu năm? (Hoàng Văn Tùng - Yên Bái)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Công - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề của anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (viết tắt là BLHS) về tội cướp tài sản như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm” (Điều 133).

Xét trong trường hợp của K, K muốn có được tài sản từ chủ quán nước nên đã dùng gậy đe dọa sẽ dùng vũ lực với chủ quán nếu bà này không đưa tài sản, hơn nữa lúc này lại là ban đêm, K lại là thanh niên, só sức khỏe. Vì thế, đã uy hiếp đến tinh thần của bà chủ quán và khiến cho bà ấy phải đưa tiền cho K, đây là một trong những yếu tố cấu thành tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS. Ở đây, chúng tôi nhận thấy K đã lấy được tổng số tiền 300 nghìn đồng là chưa thật sự lớn, hành động của K chỉ là nhất thời. Vì vậy, nếu bị khởi tố K có thể phải chịu mức án từ ba năm đến mười năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 133 BLHS.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198. Hoặc Email: [email protected].
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.