Kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTHS 2003 về người bị tình nghi

Người bị tình nghi trong vụ án là người bị buộc tội trong trường hợp cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, ...nhưng chưa bị khởi tố bị can.

Một là, thiết lập khái niệṃm về người bị tình nghighi trong vụ áńn trong BLTTHS dự kiến sửa đổi trong thời gian tới như sau: Người bị tình nghi trong vụ án là người bị buộc tộịi trong trường hợp cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, bao gồm người có hành động phạm pháp bị mời làm việc, người bị bắt, hoặc bị tạm giữ, nhưng chưa bị khởi tốố bị cann.



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo khái niệm này, người bị tình nghi trong vụ án trước hết là người bị buộc tội. Khái niệm buộc tội cần được hiểu là một người bị cơ quan bảo vệ pháp luật nghi ngờ do hành động phạm pháp của họ và trên cơ sở các hoạt động điều tra ban đầu như bị triệu tập, bị mời làm việc, bị xác minh, bị lấy lời khai..., chỉ ba đối tượng là người có hành động phạm pháp bị mời làm việc, người bị bắt và người bị tạm giữ, không bao gồm người bị khởi tố, bị tạm giam hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác và chỉ tồn tại trước giai đoạn khởi tố bị can. Theo pháp luật TTHS một số nước trên thế giới, người bị tình nghi trong vụ án có khái niệm rộng hơn về đối tượng hoặc không được phân định rạch ròi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như ở nước ta, nghĩa là người bị tình nghi tồn tại từ giai đoạn điều tra ban đầu cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Khái niệm về người bị tình nghi trong vụ án ở nước ta mà chúng tôi đã đề xuất xây dựng chỉ với đối tượng và phạm vi tố tụngng hẹp là xuất phát từ đặc điểm, bản chất của mỗi mô hình tố tụng - thẩm vấn và tranh tụng khác nhau - quy định nên các hình thức hoạt động tố tụng hình sự nhưng đều duy trì ý chí, thái độ của Nhà nước về đường hướng xử lí tội phạm. Từ thực tiễn hoạt động TTHS và sự phân định rạch ròi của BLTTHS về người tham gia tố tụng đã thể hiện một người bị khởi tố (bị can) phải được Viện kiểm sát phê chuẩn, trước đó cơ quan điều tra đã thu thập chứng cứ phục vụ cho việc khởi tố tương đối vững chắc để buộc tội (yếu tố nghi ngờ, giả thiết trở nên rất ít hoặc không có) nếu không muốn nói là sau khi khởi tố bị can chỉ là những hoạt động củng cố, bổ sung chứng cứ, các hoạt động phần lớn làm đủ theo thủ tục tố tụng. Đối với khái niệm về người bị tình nghi trong BLTTHS thực tại còn xảy ra khả năng cho rằng, xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật và theo chuẩn mực chung của thế giới về quyền con người cần mở rộng đối tượng, phạm vi tố tụng trong khái niệm người bị tình nghi trong vụ án.

Hai là, xây dựng khái niệm hoạt động điều tra ban đầu như sau: Hoạt động điều tra ban đầu là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra, (bao gồm cả hoạt động trinh sát điều tra) nhằm thu thập chứng cứ chứng minh hành vi của người có dấu hiệu tội phạm phục vụ cho việc khởi tố bị can.
Ba là, bổ sung chủ thể là người bị tình nghi vào nguyên tắc xác định sự thật của vụ án tại Điều 10 như sau: “…Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Bốn là, xác lập quyền và nghĩa vụ của người bị tình nghi trong vụ án.

(Nguồn:S. Võ Thị Kim Oanh - Trưởng khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Ngọc Kiện - Học viên cao học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh)


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].