Đối tượng bị bắt trong trường hợp khẩn cấp sẽ được áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ.
Điểm c khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định: "Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng" có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp". Tuy nhiên, khoản 3 Điều 81 lại có những quy định khiến cho việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp của người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng không có tính khả thi. Bởi nếu theo khoản 3 Điều 81 sẽ không thể nào có được đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành việc bắt người chứng kiến, hoặc phải đảm bảo được thủ tục như có lệnh, đóng dấu... việc đó rất khó thực hiện.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Hơn nữa theo quy định của BLTTHS hiện hành thì đối tượng bị bắt trong trường hợp khẩn cấp sẽ được áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ. Thời hạn tạm giữ ở đây tối đa không quá 9 (chín) ngày (Điều 87), nếu đối tượng bị bắt khẩn cấp do người chỉ huy tàu bay, tàu biển ra lệnh bắt thì có những tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng cả hàng tháng trời và lúc đó đã quá thời hạn tạm giữ theo luật định thì sẽ giải quyết như thế nào? Trả tự do hay là tiếp tục tạm giữ? Đây là một vướng mắc thường gặp và nếu không có quy định rõ thì sẽ dẫn đến áp dụng sai quy định của pháp luật hoặc vô tình tạo điều kiện cho đối tượng bị bắt được tự do, bỏ trốn ...
Nhằm khắc phục những bất cập nêu trên chúng tôi kiến nghị một số nội dung sau đây:
Một là, về vấn đề tạm giữ người tự thú, đầu thú, theo chúng tôi BLTTHS 2003 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: Đối với các tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và người phạm tội có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng BPNC tạm giữ. Trường hợp đầu thú mà người phạm tội phạm tội ít nghiêm trọng và có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng thì không cần phải tạm giữ.
Hai là, về thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp, BLTTHS 2003 cần bổ sung thêm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp cho Lực lượng Cảnh sát biển để phù hợp với khoản 2 điều 86 BLTTHS năm 2003 và để tránh trường hợp người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn được tự do, tẩu tán tang vật, chứng cứ, trốn tránh pháp luật,...
Ba là, đối với thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp của người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng theo chúng tôi BLTTHS 2003 cần phải có quy định rõ ràng và cụ thể hơn theo hướng:
Trường hợp nào thì không thể có sự có mặt của chính quyền địa phương, thì cần quy định đối tượng nào có mặt, có điều kiện được chứng kiến và xác nhận vào biên bản bắt giữ thay thế, hoặc trường hợp nào thì không cần.
Trường hợp tạm giữ khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, rời bến cảng thì cần phải quy định thời hạn tạm giữ cụ thể tối đa là bao nhiêu ngày, trừ đi những ngày tàu biển, tàu bay di chuyển từ địa điểm bắt giữ đến địa điểm thực hiện các thủ tục tố tụngng tiếp theo .
(Nguồn:Hoàng Đình Thanh - Khoa Luật - Đại học Huế)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].
Bình luận