Nguyên tắc " Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án"

Nguyên tắc " Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án" được quy định tại điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ( gọi tắt là BLTTHS 2015).

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, tuỳ theo từng vụ án mà toà án ra bản án hoặc các quyết định tố tụng nhằm giải quyết vụ án. Bản án và quyết định của toà án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của toà án được quy định tại điều 28 BLTTHS 2015 có nội dung như sau:

"1. Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiêm vụ thi hãnh bản án, quyết định của toà án".

Bản án, quyết định của toà án là văn bản tố tụng khác nhau do toà án ban hành trong quá trình giải quyết vụ án. Bản án của tào án quyết đinh việc bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.

Theo quy định của BLTTHS thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự, toà án rả bản án, quyết định. Khi xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm toà án ra quyết định. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, toà án còn ra các quyết định khác như quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án...

Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Quyết định của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cá nhân, cơ quan và tổ chức hữu quan phải chấp hành bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng.

Việc thi hành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất:

- Để góp phần bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân, trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án trong việc thi hành án. Đây là quy định mới được bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân trong việc phối hợp với các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án trong việc thi hành án.

- Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, theo quy định của pháp luật không có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án thì có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án. Đây cũng là quy định mới đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc tạo điều kiện và thực hiện các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án.

Việc xét xử của toà án nói chung, trong đó có việc xét xử các vụ án hình sự chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết định của toà án sau khi có hiệu lực pháp luật phải được thi hành trên thực tế. Nguyên tắc này không chỉ xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân liên quan trong việc thi hành bản án và quyết định của toà án.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].