Các quốc gia có liên quan đều có quyền xác lập thẩm quyển xét xử hình sự của mình đối với một số loại hình tội phạm đã được xác định.
Nguyên tắc phổ cập trong xác định thẩm quyền tài phán hình sự dựa trên cơ sở tính chất nguy hiểm đe dọa toàn cầu của một số tội phạm cụ thể.
Ý nghĩa của nguyên tắc phổ cập.
Tính quốc tế là đặc điểm nổi bật của các nhóm tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hình sự quốc tế, chính vì vậy quá trình hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm là không thể tránh khỏi, là điều tất yếu trong đời sống dân sự quốc tế cùa các quốc gia.
Mức độ hợp tác hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố loại hình tội phạm với mức nguy hiểm cụ thể là tiêu chí để xác định mức độ hợp tác giữa các quốc gia.
Với khẳng định thống nhất mọi hành vi tội phạm phải bị trừng trị thích đáng được ghi nhân trong các điều ước quốc tế hữu quan. Cộng đồng quốc tế đã xây dựng nguyên tắc phổ cập trong xác định thẩm quyền tài phán hình sự dựa trên cơ sở tính chất nguy hiểm đe dọa toàn cầu cùa một số tội phạm cụ thể.
Nội dung nguyên tắc phổ cập
Theo nguyên tắc phân định này, tất cả các quốc gia có liên quan đều có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để xác lập thẩm quyển xét xử hình sự của mình đối với một số loại hình tội phạm đã được xác định, mà không cần quan tâm đến việc hành vi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ nước nào
Nhằm mục đích chống lại đối tượng nào và ai là người thực hiên hành vi tội phạm. Như vậy, các nguyên tắc quốc tịch, lãnh thổ hoàn toàn không được đề cập đến.
Nguyên tắc phổ cập còn được thể hiên cụ thể ở nội dung quy định thẩm quyển tài phán hình sự cho quốc gia nơi thủ phạm đang hiện diện và không bị dẫn độ, quốc gia này có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập quyền xét xử cùa mình dựa trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia cùa mình.
Nguyên tắc phổ cập trong thực tế
Trong thực tế, một số quốc gia đòi hỏi thẩm quyền tài phán đối với tất cả các tội danh hình sự, kể cả các hành vỉ tội phạm (hoặc tội phạm ít nhất là nghiêm trọng) được người nước ngoài thực hiện ở nước ngoài.
Cách giải thích và hiểu quá rộng nguyên tắc phổ cập như vậy được coi là không phù hợp với luật quốc tế. Nguyên tắc phổ cập có thế được chấp nhận trong việc áp dụng đối với các loại hình tội phạm đã được luật quốc tế và cộng đồng quốc tế nghiêm cấm.
Quan điểm về phạm vi nguyên tắc phổ cập
1. Các quốc gia sử dụng tiếng Anh cho rằng việc hiểu quá rộng nguyên tắc phổ cập là trái với pháp luật quốc tế.
Trong hoạt động xét xử của mình. Tòa án công lý quốc tế thường trực (PCU) đã không bình luận gì về giá trị của nguyên tắc phân định thẩm quyền tài phán này.
Tuy nhiên các thẩm phán cùa tòa án lại có nhận định cho rằng nguyên tắc phổ cập là trái với pháp luật quốc tế, nó dẫn đến các hậu quả không công bằng khi một cá nhân nào đó bị trừng phạt vì có hành vi mà hành vi này lại được coi là hợp pháp theo luật của quốc gia nơi hành vi được thực hiện.
Nguyên tắc phổ cập ít bị chỉ trích, phản đối hơn nếu nó được sử dụng đối với các hành vi được công nhận là tội phạm ở tất cả các quốc gia.
Ngay cả các quốc gia nói tiếng Anh mặc dù cho rằng nguyên tắc phổ cập là trái với pháp luật quốc tế cũng thừa nhận chung rằng: luật quốc tế cho phép các quốc gia thực thi thẩm quyền tài phán phổ cập đối với các loại hình tội phạm xác định
Đây thường là các hành vi xâm hại đến toàn thể cộng đồng quốc tế như là một tổng thể thống nhất và được khẳng định là tội phạm hình sự ở tất cả các quốc gia, như tội phạm chiến tranh, tội cướp biển, tội cướp bóc và các loại hình của tội phạm khùng bố quốc tế...
2. Trong luật của Hoa Kỳ cũng thừa nhận rằng: quốc gia có thẩm quyền tài phán trong việc xác định và trừng trị đối với các hành vi tội phạm cụ thể được cộng đồng quốc tế công nhận, như tội cướp biển, buôn bán nô lệ, tấn công hoặc chiếm đoạt phương tiện bay, lội diệt chủng, tội phạm chiến tranh và có thể là các hành vi khủng bố xác định.
3. Trong khoa học luật quốc tế
Ngoài ra, khoa học luật quốc tế còn cho rằng một số loại tội phạm khác có thể thuộc thẩm quyền tài phán phổ cập dựa trên cơ sở các quy định của điều ước quốc tế
Ví dụ như: Công ước 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm Apaclhai, hoặc Công ước 1984 về chống các hành vi tra tấn và các hành vi dã man, vô nhân tính khác.
Tuy nhiên theo nguyên tắc, các điều ước quốc tế chỉ được sử dụng như là công cụ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia thành viên trong mối quan hệ điều ước giữa các nước thành viên có liên quan
Trừ khi có thể chứng minh được rằng tập quán quốc tế được hình thành cũng thừa nhận các loại tội phạm này là loại hình hành vi thuộc phạm vi thẩm quyền xét xử theo nguyên tắc phổ cập.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận