Nhiều địa phuơng việc thục hiện chủ trương mở rộng tranh tụng còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu ià các bản án, phán quyết của Toà án chủ yếu phải dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên toà.
Chủ truơng mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị là hoàn toàn đúng đắn nhằm bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luât. Đây là một đòi hỏi cấp bách nhằm khắc phục những bất cập, vuớng mắc và tồn tại trong thực tiễn tranh tụng tại các phiên toà hình sự ở nước ta và cũng là nhu cầu tất yếu của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm bảo vệ ngày càng có hiệu quả hơn quyền con nguời trong lĩnh vực đặc thù này.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Theo Báo cáo sơ kết 04 năm thựe hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, thì bên cạnh những kết quả đạt đuợc, ở "Nhiều địa phuơng việc thục hiện chủ trương mở rộng tranh tụng còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu ià các bản án, phán quyết của Toà án chủ yếu phải dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên toà”. Những bất cập, vướng mắc và tồn tại trong thục tiễn xét xử các vụ án hình sự thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:
1) Đội ngũ Thẩm phán các cấp nhiều người chưa được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu cải cách tư pháp, chưa kịp thời đổi mới tư duy và phương pháp công tác nên việc thực hiện chức năng xét xử tại phiên toà vẫn theo "nếp cũ”. Mặt khác, do cơ chế làm việc, sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán nên nguyên tắc "Khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” chưa có tính khả thi cao trên thực tế. Việc xét hỏi tại phiên toà chưa thực sự đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW mà chủ yếu vẫn do HĐXX (chủ toạ phiên toà) thực hiện nên chưa phát huy được vai trò tích cực, chủ động của Kiểm sát viên, luật sư và những nguời tham gia tố tụng khác trong xét hỏi và tranh luận tại phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu về vụ án. Trong nhiều phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa còn lúng túng trong xử lý tình huống, chưa chủ động điều khiển quá trình tranh luận, đối đáp của các bên, nhất là đối với các vụ án có đông bị cáo và nhiều luật sư tham gia nên mặc dù thời gian tranh luận kéo dài nhưng chất luợng luận tội và bào chữa không cao, việc tranh luận, đối đáp của các bên không đi vào trọng tâm các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
2) Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của một số Kiểm sát viên còn hạn chế nên không phát hiện kịp thời các vi phạm tố tụng trong giai đoạn điều tra. Việc xét hỏi và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà vẫn là khâu yếu ở cấp sơ thẩm (nhất ở cấp huyện). Hiện nay, một số Kiểm sát viên vẫn có quan niệm không đúng cho rằng, việc xét hỏi tại phiên toà là trách nhiệm của HĐXX, còn Kiểm sát viên chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nên không tích cực tham gia xét hỏi; nội dung xét hỏi trùng lặp với nội dung đã được HĐXX xét hỏi; việc đưa ra chứng cứ, lập luận bảo vệ quan điểm truy tố trong nhiều vụ án chưa có sức thuyết phục, chất lượng luận tội và đối đáp còn hạn chế, lúng túng trước các tình huống phát sinh tại phiên tòa. Một số Kiểm sát viên còn có tâm lý ngại tranh luận với luật sư, thái độ thiếu bình tĩnh, tự tin, xử lý tình huống phát sinh tại phiên tòa lúng túng hoặc né tránh các vấn đề, các tình tiết của vụ án cần tranh luận làm sáng tỏ tại phiên toà.
3) Đội ngũ luật sư ở nước ta vừa thiếu về số lượng, một số còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng nên chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của mình là một bên trong tranh tụng, chưa bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của công dân. Nhận thức pháp luật của các tầng lớp nhàn dân nói chung và của
4) Đội ngũ luật sư ở nước ta vừa thiếu về số lượng, một số còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng nên chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của mình là một bên trong tranh tụng, chưa bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của công dân. Nhận thức pháp luật của các tầng lớp nhàn dân nói chung và của bị can, bị cáo và gia đình họ về vai trò, vị trí của luật sư trong TTHS còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thực tiễn số vụ án hình sự xét xử có luật sư tham gia phiên toà không nhiều15. Trong khi đó các dịch vụ pháp lý miễn phí cho bị can, bị cáo ở nước ta mới được triển khai, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Mặt khác, việc nhận thức của công dân về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng không đúng và đầy đủ lại không được các cơ quan tiến hành tố tụng hướng dẫn, giải thích nên các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ không được thực hiện đầy đủ
Từ việc nghiên cứu mô hình tố tụng của một số nước trên thế giới, các đặc điểm của tố tụng tranh tụng và những tồn tại, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn tranh tụng tại các phiên toà hình sự ở nước ta cho thấy việc chuyển mô hình tố tụng hiện hành ở nuớc ta sang hẳn mô hình tranh tụng là một công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Chúng tôi cho rằng mô hình tố tụng bán tranh tụng theo hướng kết họp một số yếu tố hợp lý của tố tụng tranh tụng vào tố tụng thẩm vấn truyền thống đang được áp dụng ở các nước (như: Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,...) là kinh nghiêm quý để chúng ta có thể xây dựng mô hình tố tụng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, với truyền thống lịch sử - văn hoá và các điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần chọn lọc có căn cứ khoa học những nội dung (yếu tố) họp lý của tố tụng tranh tụng để bổ sung vào mô hình tố tụng của nước ta, vừa bảo đảm tập họp đầy đủ nhất các chứng cứ về vụ án, vừa tìm ra sự thật một cách chính xác nhất mà vẫn tôn trọng được quyền của các bên.
(Nguồn: TS. Nguyễn Đức Mai - Thẩm phán Tòa án Quân sự Trung ương)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận