Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
– Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của một pháp nhân (chủ thể tiến hành tố tụng) có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết để làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó.
Quvết định khởi tố vụ án hình sự, xét từ giác độ giá trị pháp lý là văn bản pháp lý làm cơ sở ban đầu để tiến hành một cách hợp pháp các hoạt động tiếp theo nhằm làm rõ vụ án hình sự và là cơ sở pháp lý trực tiếp của các quan hệ tô tụng hình sự phát sinh liên quan đến việc giải quyết vụ án. Tất cả các hoạt động tô tụng hình sự chỉ được tiến hành sau khi có quvết định khởi tố vụ án hình sự (trừ trường hợp khám nghiệm hiện trường, bắt khẩn cấp, tạm giữ và khám người trong các trường hợp này thì được tiến hành trước khi quyết định khởi tố vụ án hình sự).
Quyết định khởi tố vụ án hình sự là mở đầu giai đoạn khới tố vụ án hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo về tội phạm; kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra được một trong hai quyết định là quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
– Theo quy định tại Điều luật, chỉ có một số cơ quan và người có chức vụ có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và việc khởi tố vụ án chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.
+ Khởi tố vụ án hình sự, trước hết là trách nhiệm của cơ quan điều tra, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và của Thu trưởng các cơ quan khác được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Khởi tố vụ án còn có thể được thực hiện bởi Viện kiểm sát đang kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hoặc thực hiện quyền công tố trước tòa.
Khởi tố vụ án có thể được tiến hành bởi Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án hình sự.
+ Cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự trong mọi trường hợp
+ Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử cua Tòa án quân sự.
+ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một số loại tội phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
+ Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi nhận được tin báo tố giác về tội phạm hoặc nơi người bị tố giác, người bị tạm giữ, cư trú.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án thực hiện.
Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tô vụ án trong những trường hợp:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khới tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.
+ Đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.
Đối với đơn vị Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Bộ luật chỉ chơ phép Thủ trưởng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan có quyền khởi tố, những người khác không giữ chức vụ Thủ trưởng không có thẩm quyền khới tố vụ án hình sự.
+ Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Đó là những trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao tiến hành một số hoạt động điều tra không đủ căn cứ pháp lý. Luật không quy định Viện trưởng, Phó Viện trưởng như trước đây mà chỉ quy định Viện kiểm sát khởi tố, như vậy, những người nào đủ tư cách là đại diện của Viện kiểm sát đều có thẩm quyền khởi tố vụ án trong những trường hợp luật định.
+ Hội đồng xét xử chỉ khởi tố vụ án khi đang xét xử vụ án hình sự mà phát hiện ra tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
Hội đồng xét xử có thể không khởi tố mà yêu cầu Viện kiểm sát đang thực hành quyền công tố trước tòa đối với vụ án đang xét xử, khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định, trong mọi trường hợp, dù cơ quan hay người nào ra quyết định khởi tố thì trong quyết định khởi tô’ cũng phải ghi rõ thời gian, căn cứ, họ tên, chức vụ người ra quyết định.
+ Để bảo đảm việc khởi tố được thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bảo đảm không vi phạm các quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân Điều luật quy định những trách nhiệm và công việc mà cơ quan khởi tố vụ án hình sự phải tiến hành trong khoảng thời gian 24 giờ kể từ thời điểm khởi tố.
Theo quy định tại khoản 3 của Điều luật, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát đã khởi tố vụ án phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đã nêu trên, quyết định khởi tố vụ án hình sự, về mặt hình thức, là cơ sở pháp lý trực tiếp để Cơ quan điều tra có thể tiến hành các hoạt động điều tra; mặt khác, về mặt nội dung, những điều khoản Bộ luật hình sự và hành vi phạm tội và các thông tin khác trong quyết định khởi tố là căn cứ định hướng ban đầu quan trọng đối với hoạt động điều tra.
Cũng tại khoản 3, Điều luật quy định, quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Viện kiểm sát với những đại diện cụ thể là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên thực hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình khởi tố vụ án hình sự, có quyền hủy bỏ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan nói trên.
Theo quy định tại khoản 3 của Điều luật, quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra. Để bảo đảm tính thống nhất của pháp chế và tính có căn cứ xác đáng của các quyết định khởi tố vụ án hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự quy định Viện kiểm sát phải xem xét các quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án. Nếu xét thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Trong trường hợp Quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử có đủ căn cứ thì Viện kiểm sát quyết định việc điều tra. Căn cứ vào khoản 2 Điều 165, Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Khi xét thấy cần thiết (ví dụ, Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án hình sự về một tội phạm hoạt động tư pháp và có liên quan đến điều tra viên), Viện kiểm sát có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Đối với yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử, Điều luật quy định phải được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố. Viện kiểm sát có trách nhiệm khi nhận được yêu cầu của Hội đổng xét xử về việc khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm hay người phạm tội mà Hội đổng xét xử mới phát hiện, trong quá trình khởi tố phải tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc yêu cầu các cơ quan hữu quan kiểm tra, xác minh xem có đủ dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố hay không và ra các quyết định phù hợp khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự cơ quan có thẩm quyền phải xem xét ngay việc có cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay không và phải thực hiện ngay mọi biện pháp thu thập chứng cứ làm rõ vụ án hình sự.
– Điều luật xác định những giới hạn cần thiết về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
+ Điều luật quy định khi xác định có dấu hiệu tội phạm cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án hình sự. Điều có có nghĩa là khi đã có căn cứ để khởi tố (dấu hiệu tội phạm) thì cơ quan điều tra không được phép từ chối, không được phép quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự lúc này có ý nghĩa là nghĩa vụ của cơ quan điều tra. Quy định của Điều luật cho thấy đây là nghĩa vụ bắt buộc.
+ Điều luật cũng quy định giới hạn thẩm quyền khởi tố của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan đơn vị này chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp phát hiện những hành vi phạm tội tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình (Điều 164, Bộ luật tố tụng hình sự). Căn cứ vào quy định của Điều luật, việc khởi tố vụ án của các cơ quan, đơn vị này không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Trong những trường hợp phát hiện những hành vi phạm tội tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình mà có những lý do khách quan, chủ quan khác nhau, ví dụ không có cán bộ có năng lực pháp lý để phân tích đánh giá đầy đủ về hành vi phạm tội, thì có thể chuyển tin báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Các cơ quan đơn vị này có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan điều tra trong việc khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ tội phạm
+ Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan này không đúng với các quy định nói ở Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu. Tuy nhiên, căn cứ vào lời văn của điều luật thì việc khởi tố trong trường hợp này không là nghĩa vụ bắt buộc. Viện kiểm sát có thể căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ án và những căn cứ mà các cơ quan đó đã xác định để không khởi tố để quyết định khởi tố hay không vụ án hình sự.
+ Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới. Trước đây đã có quy định thẩm quyền khởi tố vụ án trong trường luật này thuộc về Tòa án. Trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã chính xác hóa: thẩm quyền khởi tố trong trường hợp đang xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới thuộc về Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Điều luật, Hội đồng xét xử có quyền khởi tố mà không bắt buộc, vì trong những trường hợp mặc dầu phát hiện hành vi phạm tội mới nhưng xét thấy không cần khởi tố thì Hội đồng xét xử không nhất thiết phải khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố.
Như vậy, trước khi xét xử, ví dụ ngay trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà Tòa án phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới thì Tòa án không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà trả lại hồ sơ để Viện kiểm sát quyết định việc điều tra bổ sung. Hội đồng xét xử quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố chỉ trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện tội phạm và người phạm tội. Điều đó cũng có nghĩa là căn cứ khởi tố phải là những dấu hiệu của tội phạm mà chính Hội đồng xét xử phát hiện được qua quá trình xét xử và liên quan đến vụ đang xét xử chứ không phải là những thông tin về một vụ án khác mà các thành viên của Hội đồng xét xử thu được trong thời gian đang xét xử.
– Điều luật quy định những yêu cầu bắt buộc đối với một quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ, điều khoản, họ tên, chức vụ người quyết định.
Vì xác định thời điểm khởi tô vụ án có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết hàng loạt những vấn đề sau này liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trong quyết định khởi tố phải xác định rõ dựa trên căn cứ nào để khởi tố vụ án. Điều đó có nghĩa là cơ quan, người quyết định khởi tố phải chỉ việc khởi tố dựa trên những cơ sở pháp lý nào, phải viện dẫn những văn bản và điều luật làm căn cứ cho điều đó, chỉ rõ những dấu hiệu của tội phạm cụ thể trong hành vi phạm tội đã xảy ra; nêu rõ hành vi bị khởi tố được quy định trong điều khoản cụ thể nào của Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Trong quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ cơ quan, họ tên, chức vụ đương nhiệm của người quyết định khởi tố.
– Điều 154 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã chính xác hóa thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự của những chủ thể có quyền năng này.
Điều luật quy định Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự. Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 của Điều 164 nói trên, Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm. lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền khởi tố giới hạn. Điều đó nghĩa là đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng các chủ thể nói trên có quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành điều tra vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát trong thời hạn 20 ngày kể từ khi khởi tố. Còn đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì các quyền năng của những chủ thể này trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bị luật giới hạn ở việc khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ khi khởi tố. Đối với các cơ quan không phải là cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân mà luật cho phép tiến hành một số hoạt động điều tra thì Điều luật không quy định giới hạn về loại tội phạm, nhưng chỉ cho phép được khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ khi khởi tố.
Quy định đó đã chính xác hóa thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một trường hợp đặc biệt không phải cơ quan điều tra thay cho việc quy định đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Bộ luật TTHS 2015 chỉ cho phép thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, mới được quyền khởi tố vụ án hình sự. Đối với đơn vị Bộ đội biên phòng, người có thẩm quyền khởi tố cụ thể là Cục trưởng Cục Trinh sát biên phòng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Trưởng đồn biên phòng. Đối với Cơ quan Hải quan, người có thẩm quyền khởi tố cụ thể là Cục trưởng, Phó cục trưởng Kiểm soát; Cục trưởng, Phó cục trưởng Giám quản; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh; Giám đốc Hải quan cửa khẩu được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ định. Đối với Cơ quan Kiểm lâm người có thẩm quyền khởi tố cụ thể là Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Cục Kiểm lâm; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
Các cơ quan khác trong Công an nhân dán, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chủ yếu là các đơn vị trinh sát An ninh bảo vệ chính trị, bảo vệ kinh tế, bảo vệ văn hóa hóa tư tưởng, các đơn vị Cảnh sát trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, các tội phạm kinh tế, hình sự, các tội phạm về ma túy… có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, lực lượng an ninh, tình báo trong quân đội…
Căn cứ vào quy định của Điều 154, trong lực lượng An ninh nhân dân thủ trưởng các đơn vị cấp Tổng cục, cấp cục, cấp phòng, cấp đội trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, bao gồm các lực lượng tình báo, chống gián điệp, bảo vệ nội bộ, quản lý xuất nhập cảnh… Trong lực lượng Cảnh sát nhân dân thủ trưởng các đơn vị cấp Tổng cục, cấp cục, cấp phòng, cấp đội của lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, các tội phạm kinh tế, hình sự, các tội phạm về ma túy… có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tương tự như thế, trong Quân đội nhân dân ngoài cơ quan điều tra thì các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Thủ trưởng đơn vị An ninh quân đội, Tình báo quân sự, thủ trưởng đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn, lữ đoàn có quyền khởi tố những tội phạm phát hiện được trong lĩnh vực trách nhiệm của mình. Luật không cho phép các chỉ huy cấp phó và cấp dưới được quyền khởi tố vụ án hình sự.
+ Tòa án theo quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không có thẩm quyền khởi tố vụ án, mà chỉ Hội đồng xét xử nếu qua xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới có quyền khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo nguyên tắc như đối với các trường hợp Hội đồng xét xử ra các quyết định khác trong quá trình xét xử.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận