Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các loại tội phạm, trừ những tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân.
Thẩm quyền chung của các Cơ quan điều tra (thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Vỉện kiểm sát nhân dân tối cao) được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS năm 2003) nhự sau: “Điều 110. Thẩm quyền điều tra; 1.Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2.Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự. 3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp".
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Như vậy, Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các loại tội phạm, trừ những tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân theo thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự; thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC lại không được quy định cụ thể: “Một số loại tội” gồm những tội gì? “Các cơ quan tư pháp ” gồm những cơ quan nào? Việc quy định không cụ thể về thẩm quyền điều tra nên việc xác định trách nhiệm còn chưa rõ ràng. Trong thực tế, có những tội phạm xảy ra nhưng không có cơ quan nào tiến hành điều tra hoặc mất nhiều thời gian để xác định thẩm quyền, dẫn đến bỏ lọt hoặc việc điều tra tội phạm không kịp thời. Mặt khác, các tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng, hoặc hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC đang khởi tố, điều tra nhưng cơ quan khác tiến hành điều tra nên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Những tồn tại này cần được hướng dẫn để có sự thống nhất, khắc phục sự chồng chéo về thẩm quyền hoặc bỏ lọt tội phạm. Vấn đề này Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 (BLTTHS năm 1988) quy định cụ thể: "3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết: a) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; b) Khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho Cơ quan điều tra khác; c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp".
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra trong những trường hợp khác.
Để khắc phục tình trạng nhận thức không thống nhất về thẩm quyền điều tra trong BLTTHS năm 2003 và tăng cường tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC; ngày 19/8/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao kèm theo Quyết định số 1169/2010/VKSTC-C6 (Quy chế số 1169) đã quy định cụ thể như sau:“Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra các tội phạm sau đây: 1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII của Bộ luật Hình sự mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm qụyền xét xử của Tỏa án nhân dân; 2. Các tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động...) ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; 3. Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vỉ phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang khởi tố, điều tra.”
Theo đó, Cơ quan điều tra VKSNDTC có thẩm quyền điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chuơng XXII Bộ luật Hình sự năm 1999 và những loại tội phạm sau: Các tội phạm có nguồn gốc phát sinh hoặc có liên quan đến việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ các cơ quan tư pháp gồm: Cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên và những người tiến hành tố tụng khác thuộc các ngành Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Thi hành án các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động... ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án do Cơ quan điều tra VKSNDTC đang khởi tố, điều tra là trường hợp tội phạm không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC, nhưng có liên quan đến vụ án mà Cơ quan điều tra VKSNDTC đang khởi tố, điều tra mà cần phải nhập vụ án để bảo đảm việc điều tra, giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện theo quy định của pháp luật. Quy chế số 1169 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xác định tương đối cụ thể về thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Tuy nhiên, đây chỉ là văn bản dưới luật có tính chất hướng dẫn thực hiện nên hiệu lực không cao.
Về cơ sở của việc phân chia thẩm quyền: Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc lĩnh vực quốc phòng; Cơ quan điều tra VKSNDTC điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; Cơ quan điều tra của Bộ Công an điều tra tất cả các loại tội phạm còn lại. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nên Viện kiểm sát tham gia vào toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, từ giai đoạn phát hiện tội phạm, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, điều tra vụ án hình sự, đến khi kết thúc quá trình tố tụng (bản án có hiệu lực pháp luật) và chấm dứt khi thi hành xong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (công tác kiểm sát thi hành án). Bên cạnh đó, Viện kiểm sát các cấp có phạm vi kiểm sát rất rộng, bao gồm công tác kiểm sát việc giải quyết các loại án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế và những việc khác theo quy định của pháp luật. Thông qua các công tác này, Viện kiểm sát phát hiện những thiếu sót, vi phạm của các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp để yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục; nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì chuyển cho Cơ quan điều tra VKSNDTC để khởi tố, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật- Chính vì vậy, Viện kiểm sát có điều kiện thuận lợi để phát hiện các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp.
(Nguồn:Lê Hồng Thanh – Phó Trưởng phòng 1, Cục Điều tra VKSNDTC)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận