Bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác

Bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác là một quy định đặc biệt mới được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015.

Trước bộ luật tố tụng hình sự 2015, vấn đề bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 26/12/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, việc bảo vệ này chưa được quy định thành một thủ tục đặc biệt gây nên một số khó khăn trong quá trình áp dụng.

1. Người được bảo vệ

Theo quy định tại điều 484 BLTTHS thì người được bảo vệ là những người sau:
- Người tố giác tội phạm;
- Người làm chứng;
- Bị hại;
- Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

Những người trên có quyền được đề nghị được bảo vệ; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.

Tuy nhiên, họ có nghĩa vụ như sau: Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ; Giữ bí mật thông tin bảo vệ; Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

Theo quy định tại điều 485 BLTHS, những cơ quan sau có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ:
- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

Những người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

3. Các biện pháp bảo vệ

Các biện pháp bảo vệ được quy định trong BLTTHS 2015 bao gồm:

- Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
- Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
- Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
- Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
- Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định trên không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].