Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; và tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Theo đó, tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ của mình trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiến, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng vi phạm nhiều lần. Tội đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ quyền hạn có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng vi phạm nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng và đề nghị người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.
Hai tội này có những điểm giống và khác nhau sau đây:
1. Giống nhau:
- Hai tội phạm này đều là tội phạm cấu thành hình thức, được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong Điều luật.
- Khách thể đều là những quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, qua đó làm giảm uy tín của các cơ quan, tổ chức này.
- Lỗi của người phạm tội đều là lỗi cố ý trực tiếp.
2. Khác nhau:
- Về chủ thể
Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, đó phải là người có chức vụ quyền hạn. Còn chủ thể của tội đưa hối lộ là chủ thể thường, có thể là bất kỳ người nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Về mục đích của người phạm tội
Ở tội đưa hối lộ, người phạm tội có thể vì bất kỳ động cơ nào. Trong khi đó, ở tội nhận hối lộ, người phạm tội nhận tài sản vì mục đích tư lợi cá nhân..
- Về hành vi khách quan
Hành vi khách quan là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này; đó chính là hành vi đưa và nhận tiền, tài sản hoặc hiện vật khác.
Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào. Còn hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người có chức vụ, quyền hạn. Hình thức đưa hối lộ có thể là trực tiếp hoặc thông qua trung gian.
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận