Tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định của Bộ luật Hình sự

Xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Điều 124 Bô luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của công dân như sau: “1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Như vậy, xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

1. Khách thể của tội phạm

Tôi phạm này xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

Chổ ở của công dân được hiểu là nơi đang có người cư trú hợp pháp. Đó có thể là nơi ở thường xuyên, có thể là nơi cư trú trong một thời gian nhất định như nhà thuê…, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu hoặc nơi tạm trú, có thể là nơi ở cố định hoặc nơi ở di động.

2. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, tức là đáp ứng 02 dấu hiệu về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự. Trường hợp người phạm tội là người lợi dụng chức vụ quyền hạn thì bị xử lí theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự.

3. Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm này có 03 loại hành vi sau:

- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: Tự ý vào chỗ của một người hoặc một hộ gia đình cư trú, sinh hoạt khám xét nhằm tìm kiếm chứng cứ đồ vật, tài sản… mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, không tuân thủ thủ tục do pháp luật quy định trong việc khám xét chỗ ở hoặc có lệnh của người có thẩm quyền nhưng lại không có căn cứ để khám xét theo quy định của pháp luật.

- Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi dùng bạo lực đuổi một người hoặc một hộ gia đình phải rời khỏi chỗ ở của họ mà không có quyết định hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền.

- Các hành vi khác trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: tự ý mở khóa vào nhà, lấn chiếm chỗ ở của công dân…

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác vì sai thủ tục tố tụng thì chỉ xử lý hành chính.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].