Kiểm sát viên không có quyền kết luận và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt đã truy tố.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013, thì viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Pháp luật tố tụng dân sự quy đinh về sự tham gia của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự tại phiên Tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Sự tham gia của Viện kiểm sát đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi đúng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 4 và Điều 27 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Theo quy định của pháp luật hiện hành, VKSND không thực hành quyền công tố, không khởi tố vụ án dân sự, không chủ trì thực hiện bất kỳ một giai đoạn tố tụng dân sự nào như TAND (cụ thể: thụ lý vụ án, lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải, ra các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, trưng cầu giám định…), mà chỉ kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự, thể hiện rõ được cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực theo Hiến pháp năm 2013 giữa TAND và VKSND.
Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về vị trí, vai trò của viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như sau: Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật,Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này,Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm,Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.Cụ thể, vai trò của viện kiểm sát nhân dân được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm:Việc tham gia phiên tòa, phiên họp: Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;Việc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. (Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Về phạm vi thẩm quyền của Kiểm sát viên tại phiên tòa được quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau: “Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội”.Theo quy định trên thì Kiểm sát viên không có quyền kết luận và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt đã truy tố.Nếu có kết luận như vậy thì Tòa án không được căn cứ vào kết luận đó của Kiểm sát viên để xử phạt ở khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt đã truy tố.Tuy nhiên, nếu tại phiên tòa, Kiểm sát viên kết luận và đề nghị xét xử bị cáo ở khung hình phạt nặng hơn mà đề nghị đó phù hợp với quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án thì chỉ là ý kiến Kiểm sát viên đồng tình với quan điểm của Tòa án, Tòa án có quyền xét xử theo khung hình phạt nặng hơn vì đã làm đúng thủ tục (đã nêu việc có thể xử theo khung hình phạt nặng hơn tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử) chứ không phải phụ thuộc vào kết luận của Kiểm sát viên. (Nguồn:luatsucaohung.com)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].
Bình luận