Giải quyết một vụ án hình sự (VAHS) là một quá trình đòi hỏi các yêu cầu khắt khe về thủ tố tụng.
Giải quyết một vụ án hình sự (VAHS) là một quá trình đòi hỏi các yêu cầu khắt khe về thủ tố tụng. Quá trình này có sự tham gia của nhiều cơ quan và người tiến hành tố tụng khác nhau, nên thẩm quyền của các chủ thể này cũng khác nhau từ lúc khởi tố vụ án cho đến giai đoạn xét xử vụ án. Quá trình này được tiến hành thông qua các giai đoạn tố tụng như sau: giai đoạn khởi tố VAHS, giai đoạn điều tra VAHS, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử VAHS. Có thể nói, giai đoạn đầu tiên cũng là giai đoạn rất quan trọng của vụ án chính là giai đoạn khởi tố VAHS, "với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự (TTHS), giai đoạn khởi tố VAHS có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất) và về pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra VAHS”[1], người nào bị khởi tố VAHS - người đó được gọi là bị can, giai đoạn này nhằm làm cơ sở cho việc xác định một người nào đó có hành vi phạm tội (hành vi nguy hiểm cho xã hội) hay không.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 về trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS "Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện Kiểm sát (VKS), Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định”. Tiếp theo là khoản 1 Điều 104 của BLTTHS về quyết định khởi tố VAHS: "… Hội đồng xét xử (HĐXX) ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố VAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.
Như vậy, theo quy định của BLTTHS 2003, chủ thể có thẩm quyền khởi tố VAHS khá rộng như VKS, CQĐT… trong đó, có Tòa án - thông qua HĐXX bằng hoạt động xét xử tại phiên tòa. Với ý nghĩa nhằm đấu tranh phòng chống, kịp thời phát hiện tội phạm, việc quy định như vậy là đảm bảo tránh việc bỏ sót tội phạm trong quá trình giải quyết vụ án mà CQĐT, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp có thẩm quyền không phát hiện được tội phạm cho đến khi xét xử tại phiên tòa, thông qua việc xét hỏi, tranh tụng… thì HĐXX mới phát hiện được "tội phạm mới” hoặc "người phạm tội mới” và có thẩm quyền khởi tố vụ án.
(Nguồn: Nguyễn Văn Vinh- Tòa án nhân dân tỉnh Sóc trăng)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].
Bình luận