Biện pháp ngăn chặn cưỡng chế và yêu cầu đề nghị trước khi mở phiên tòa

Trước khi đi vào xét xử một vụ án, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết: việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế hay những yêu cầu và đề nghị của những người tham gia tố tụng,…

Việc thực hiện những biện pháp ngăn chặn là sự hạn chế tự do cá nhân của công dân, do đó, những biện pháp ngăn chặn chỉ được thực hiện theo căn cứ của pháp luật.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, quy định về việc áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cưỡng chế

(i) Quy định cụ thể của việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được quy định tại điều 278 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

“1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

2. Thời hạn tạm giam đề chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.

3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”.

(ii) Bình luận về vấn đề

1. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đổi với bị can, bị cáo để ngăn chặn những hành vi nguy hiêm cho xã hội cùa họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn ưánh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Tòa án phải quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đôi với những bị can, bị cáo chưa bị Cơ quan điêu tra, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp ngăn chặn; thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng nêu thấy biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng không cần thiết nữa; tiếp tục duy trì biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng đối với bị can, bị cáo nếu thấy cần thiết.

Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

2. Trong thực tế, có nhiều trường hợp biện pháp ngăn chặn đã được Viện kiểm sát quyết định vẫn được duy trì chứ không cần phải hủy bỏ hoặc thay đổi. Đối với biện pháp tạm giam, Tòa án chỉ áp dụng khi có căn cứ quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có căn cứ để tạm giam, Thẩm phán phải báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án về vụ án và đề xuất việc áp dụng biện pháp tạm giam để Chánh án, Phó Chánh án quyết định. Nếu được sự đồng thì Thẩm phán chuẩn bị lệnh để Chánh án hoặc Phó Chánh án ký.

Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, nếu đến ngày mở phiên tòa lệnh tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành, việc xét xử thì Thẩm phán báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án ra lệnh tạm giam bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa.

Thứ hai, về giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa

(i) Quy định về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa

Vấn đề giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa được quy định tại điều 279 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

“1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu, cầu, đề nghị:

a) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;

b) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;

d) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.

2. Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.”

(ii) Bình luận về vấn đề

1. Điều luật này được quy định xuất phát từ chức năng của Thẩm phán là người có kiến thức pháp luật, kỹ năng và phẩm chất của một vị quan tòa khách quan. Những vấn đề này là những vấn đề gắn liền với quyền lợi của bị cáo và bảo đảm quyền hành nghề của người bào chữa, có khả năng phát sinh tại phiên tòa. Trình tự này cũng giúp cho các bên buộc tội và gỡ tội sàng lọc trước một bước các chứng cử dự kiến sẽ được thẩm tra, đánh giá và tranh luận tại phiên tòa, là cơ sở thực hiện nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm ngay từ trước khi phiên tòa xét xử công khai được mở.

2. Trước khi mở phiên tòa chính thức, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Thẩm phán cũng phải xem xét đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xừ kín; đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa. Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.

3. Trong trường hợp xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiến tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].