Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
Hỏi: Ngày 26/10/2016, chị gái tôi hẹn một người bạn ra quán cà phê tại đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Đối tượng Trần Thành K sau khi quan sát đã lợi dụng lúc bảo vệ của quán không đứng ở chỗ chông xe, K đã đóng giả làm bảo vệ và bảo với chị tôi cứ đi vào nhà hàng trước còn K sẽ dắt xe của chi tôi vào chỗ sau. Khi chị tôi vừa vào quán K đã dùng khóa điện mở khóa xe của chị tôi và phóng đi mất. Chị gái tôi chị kịp thời hô hoán: "Cướp! Cướp".Nhưng ngay say đó K đã bị bắt lại. Đề nghị Luật sư tư vấn trong trường hợp này chị tôi có thể tố cáo K tội gì? (Phạm Thành Lương - Hà Nội)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội cướp giật tài sản: "1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; h) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng".
Trong trường hợp này chúng tôi kết luận chị gái anh có thể tố cáo K tội cướp giật tài sản vì:
- Mặc dù K đã đóng giả làm bảo vệ tức là sử dụng thủ đoạn gian dối để chị gái anh giao tài sản cho K nhưng đây chỉ là một thủ đoạn K thực hiện để có thể tiếp cận tài sản một cách dễ dàng.
- Sau khi chị gái anh giao xe cho K tên này đã nhanh chóng và công khai phóng xe đi mất khiến cho chị gái anh không thể phản ứng lại được.
Từ nhưng phân tích trên chúng tôi thấy rằng hành vi của K đã cấu thành nên tội cướp giật tài sản.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận