Chế độ thăm nuôi người bị tạm giam, tạm giữ

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây: d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự...

Theo quy định tại Điều 3 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 thì:
- Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
- Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Điểm d Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 quy định: "1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây: d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự".
Như vậy, theo quy định thì người bị tạm giam tam giữ có quyền được gặp thân nhân - người thân khi đang áp dụng chế độ quy định tại luật này.
Điều 22 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 cũng quy định như sau về việc gặp người thân,người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người đang bị tạm giam tạm giữ: "1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ".

Do đó, theo như quy định:
- Đối với người đang bị tạm giữ thì: được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ
- Đối với người đang bị tạm giam: được gặp thân nhân một lần trong một tháng
Thời gian gặp mặt không quá 01 giờ. Ngoài ra, đối với người không phải thân nhân của ngươi đang bị tạm giam tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án hoặc trong trường hợp tăng thêm số lần gặp cũng phải được đồng ý.
Bên cạnh đó, đối với người đến thăm nuôi người bị tạm giam tạm giữ thì Khoản 2 Điều 22 Luật này cũng có những quy định như sau: "2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam".
Căn cứ vào đó, việc thăm nuôi của thân nhân người bị tạm giam tạm giữ phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp hoặc trong các trường hợp dặc biệt khác nếu được yêu cầu phối hợp với cơ sở giam giữ.. Người đến thăm nuôi phải xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người đang chấp hành án. Thời gian và đại điểm gặp sẽ do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định và thông báo cho cơ quan đang thụ lý về việc thăm nom.
Đối với người bị tạm giam tạm giữ là người nước ngoài hoặc người bào chữa muốn gặp mặt thì khoản 3, khoản 5 điều này cũng quy định khá rõ ràng: "3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa. 5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự".


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].