Như vậy hành vi của A đã có dấu hiệu điển hình của tội cướp giật tài sản. Do A đã dùng thủ đoạn xảo quyết để giật tài sản nên A có thể bị kết án từ ba đến 10 năm tù theo khoản 2 điều 139
Hỏi: Ngày 27/10/2016, A rủ B đến cửa hàng vàng bạc để xem dây chuyền và nhẫn vàng. Thực chất hai đối tượng này có ý đồ cướp giật nhưng đã sử dụng thủ đoạn vào cửa hàng giả vờ xem. A sẽ vào cửa hàng còn B đi xe máy sẽ đợi ở bên ngoài. Khi chủ cửa hàng đưa hàng cho A xem, A nói muốn thử xem có hợp không nên đã đeo dây truyền và nhẫn lên người. Nhân lúc đó A vội vàng đẩy cửa và nhảy lên xe B đã nổ máy sẵn tại một góc khuất. Chủ cửa hàng đuổi theo nhưng không kịp. Đề nghị Luật sư tư vấn trong trường hợp này, A phạm tội cướp giật tài sản hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? (Nguyễn Thành Đạt - Hải Dương)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Vũ Thị Huyền Trang - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) như sau:
- Về Tội cướp giật tài sản: "1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; h) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng" (Điều 136).
- Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” (Điều 139).
Trong trường hợp này, chúng tôi xác đinh A và B đã phạm tội cướp giật tài sản. Bởi vì mặc dù A đã sử dụng thủ đoạn lừa dối để chủ tài sản đưa tài sản cho mình. Nhưng thực chất đây chỉ là thủ đoạn mà A sử dụng nhằm tiếp cận tài sản dễ dàng hơn. Còn hành vi sau khi đeo nhẫn và dây chuyền vào người, A vội vàng đẩy cửa chạy ra xe của B đã nổ sẵn thì lại là hành vi công khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản. Như vậy hành vi của A đã có dấu hiệu điển hình của tội cướp giật tài sản. Do A đã dùng thủ đoạn xảo quyết để giật tài sản nên A có thể bị kết án từ ba đến 10 năm tù theo khoản 2 điều 139.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận