Tố tụng hình sự Việt Nam cũng có mục đích bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật.
Tại Điều 1 BLTTHS năm 2003, mặc dù không sử dụng khái niệm "mục đích" nhưng đã dùng từ "nhằm". Trong tiếng Việt "nhằm" cũng có thể được hiểu là mục đích cần đạt được. Theo đó, TTHS có mục đích "phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý "công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”.
Tố tụng hình sự Việt Nam cũng có mục đích bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.Có thể thấy rằng, quy định trên đây của BLTTHS đã xác định hai nhóm mục đích của TTHS: Nhóm các mục đích cụ thể, trực tiếp và nhóm các mục đích chung, gián tiếp. "Ngăn chặn tội phạm", "phát hiện chính xác và nhanh chóng tội phạm"; "xử lý công minh, kịp thời tội phạm", "không để lọt tội phạm", "không làm oan người vô tội" là những mục đích thuộc nhóm thứ nhất. Nhóm các mục đích thứ hai gồm mục đích: "Phòng ngừa tội phạm", "bảo vệ chế độ XHCN", "bảo vệ lợi ích của Nhà nước", "bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức", "bảo vệ trật tự pháp luật XHCN", "giáo dục ý thức pháp luật”.Các mục đích chung hay cụ thể, gần hay xa được nêu trên đây của TTHS Việt Nam đều nhất quán ở một định hướng về ưu thế vượt trội của Nhà nước mà người đại diện là cơ quan và cá nhân được pháp luật TTHS xác định là "cơ quan tiến hành tố tụng" và "người tiến hành tố tụng". Những khái niệm này đã đủ để nói lên vị thế đó của các cơ quan công quyền. Mục đích hoạt động của các cơ quan đó đều xuất phát từ quyền lực của Nhà nước để "phát hiện", "xử lý", để "không để lọt tội phạm" và "không làm oan người vô tội”, để bảo vệ chế độ XHCN, các lợi ích của Nhà nước, "trật tự pháp luật", "quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức"... Tại Điều 10 BLTTHS năm 2003, các mục đích nêu trên được cụ thể hoá hơn nữa thông qua việc quy định trách nhiệm của các cơ quan THTT phải "xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ", trong đó có trách nhiệm "làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo". Một lần nữa, trách nhiệm đó chỉ thuộc về Nhà nước.
Những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành đang ở trạng thái tạo ra sự chủ quan cho chủ thể đi tìm sự thật của vụ án sự. Mặc dù pháp luật có xác định phải xử lý công minh, không làm oan người vô tội, nhưng đứng ở vị thế độc quyền chân lý, sự chủ quan là không tránh khỏi.Các mục đích đưọc đặt ra cho TTHS mà thực chất là mục đích hoạt động của các cơ quan THTT nặng về bảo vệ lợi ích công và coi nhẹ lợi ích của cá nhân những con người cụ thể trong vụ án hỉnh sự. Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ nhắc đến mục đích "bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” một cách chung chung mà không chỉ rõ là bảo vệ quyền và lợi ích của những người ở vào vị thế bị động và yếu hơn so với bộ máy công quyền hiện diện trong TTHS, mà cũng chỉ được nhắc đến sau cùng.Mục đích của TTHS xuất phát từ quan điểm về lợi ích cần được bảo vệ trong quá trình TTHS. Xét theo những mục đích được pháp luật TTHS Việt Nam quy định thì TTHS Việt Nam thuộc mô hình tố tụng thẩm vấn. Bởi vì: Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, mục đích của TTHS là đi tìm sự thật khách quan của vụ án; định hướng mục đích cơ bản là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tức là lợi ích công và đồng thời TTHS cũng có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng không xác định cụ thể. Từ đó tố tụng thẩm vấn không thừa nhận tùy nghi truy tố, mà ngược lại, đặt nghĩa vụ khởi tố và xét xử cho các cơ quan THTT; chức năng chủ đạo của các cơ quan tư pháp được đặt trên một đòi hỏi chung là đấu tranh phòng, chống tội phạm, do đó không có sự "phân vai" rành mạch các chức năng cho các chủ thể tố tụng. Nói khác đi, các chủ thể tố tụng không thực sự có vị trí pháp lý độc lập với lợi ích độc lập và không có động cơ tham gia tố tụng một cách độc lập thật sự và do vậy không thể hình thành "các bên" trong tố tụng.
(Nguồn:GS.TSKH - Đào Trí Úc – Đại học Quốc gia Hà Nội)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận