Biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh được quy định tại điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết cần phải quy định chặt chẽ hơn về quy định cho bảo lĩnh, không nên quy định chung chung như trong BLTTHS hiện hành. Chẳng hạn, đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì không được bảo lĩnh; đối với bị can phạm tội nghiêm trọng nhưng đã có tiền án hoặc phạm tội có tính chất côn đồ hung hãn, sử dụng bạo lực, hung khí để phạm tội… thì không cho bảo lĩnh. Khi đã quy định chặt chẽ về điều kiện cho bảo lĩnh thì phải quy định trách nhiệm đối với chủ thể có quyền ra quyết định cho bảo lĩnh trong trường hợp không đủ điều kiện theo luật định mà vẫn cho bảo lĩnh dẫn đến hậu quả bị can, bị cáo trốn. Đồng thời, phải quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo trong trường hợp để bị can, bị cáo trốn gây hậu quả nghiêm trọng. Liên quan đến chế định này, đề nghị bổ sung vào Bộ luật hình sự tội danh “thiếu trách nhiệm để người được bảo lĩnh trốn gây hậu quả nghiêm trọng”. Đối với tổ chức đứng ra nhận bảo lĩnh thì người thay mặt tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải chịu trách nhiệm trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.
Đối với bị can, bị cáo được bảo lĩnh mà bỏ trốn hoặc vi phạm nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh đã cam đoan thì phải bị áp dụng biện pháp tạm giam chứ không nên quy định chung chung là sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận