Thủ tục tố tụng đối với các vụ án có người chưa thành niên tham gia

Trong một số trường hợp độ tuổi của bị can, bị cáo quyết định họ có phải chịu TNHS hay không; độ tuổi của người bị hại cũng có thể quyết định đó là tội gì, khung hình phạt nào và đồng thời cũng quyết định thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Thủ tục tố tụng đối với các vụ án có người chưa thành niên tham gia:Trước hết cần xác định chứng cứ về độ tuổi: Độ tuổi của người tham gia tố tụng là người chưa thành niên cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp độ tuổi của bị can, bị cáo quyết định họ có phải chịu TNHS hay không; độ tuổi của người bị hại cũng có thể quyết định đó là tội gì, khung hình phạt nào và đồng thời cũng quyết định thẩm quyền xét xử của Tòa án. Ví dụ: Người từ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS đối với các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Mọi hành vi giao cấu người dưới 13 tuổi đều là hiếp dâm trẻ em; mua bán người dưới 16 tuổi là mua bán trẻ em…



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Chính vì tầm quan trọng này mà độ tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại được tính theo ngày. Nếu không rõ ngày của bị can, bị cáo thì phải tính vào ngày cuối của tháng, nếu không rõ tháng thì phải tính vào tháng cuối của năm. Tương tự như trên, tuổi của người bị hại cũng được tính theo ngày và phải đảm bảo tính chính xác (xem Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2011). Do đó, khi chưa cần có đầy đủ chứng cứ về độ tuổi thì cơ quan truy tố cũng như Tòa án phải yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ (chẳng hạn chứng cứ về giấy khai sinh khác nhau về ngày tháng năm sinh). Chỉ trong trường hợp không thể xác định được tuổi, ngày, tháng sinh thì mới phải xác định theo hướng có lợi cho bị cáo.
Điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên (Điều 302 BLHS): "1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên”.
Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2011 quy định về phân công người tiến hành tố tụng. Theo đó, những người được phân công tiến hành tố tụng trong các vụ án này phải là những người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến người chưa thành niên.
Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2011 quy định về phân công người tiến hành tố tụng. Theo đó, những người được phân công tiến hành tố tụng trong các vụ án này phải là những người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến người chưa thành niên.
Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:
a, Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên;b, Điều kiện sinh sống và giáo dục;c, Có hay không có người thành niên xúi giục;d, Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
Về việc bắt, tạm giữ, tạm giam:Nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và Điều 120 BLHS thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam (xem Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2011).
Việc hỏi cung bị can: Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành việc hỏi cung bị can theo quy định tại Điều 131 BLTTHS. Không được tiến hành hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung. Nghiêm cấm Điều tra viên, Kiểm sát viên bức cung hoặc nhục hình đối với bị can. Nghiêm cấm Điều tra viên, Kiểm sát viên tự mình thêm bớt hoặc sửa chữa lời khai. Nếu có việc bổ sung, sửa chữa thì bị can và Điều tra viên, Kiểm sát viên đều phải ký trong từng trang. Nếu bị can tự viết lời khai thì bị can và Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên cùng phải ký xác nhận tờ khai đó.
Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Tất cả những người tham dự hỏi cung đều phải ký vào biên bản hỏi cung.
Nếu người bào chữa được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi và trả lời của bị can. Và hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy khai của người chưa thành niên ( xem Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2011).
Về quyền bào chữa: bị can, bị cáo là người chưa thành niên có quyền tự bào chữa theo quy định tại Điều 50 BLTTHS. Do bị can, bị cáo là người chưa thành niên nên Điều 305 BLTTHS quy định về "bào chữa” như sau: "1. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình”.
Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2011 quy định việc tham gia tố tụng của người bào chữa là bắt buộc trừ trường hợp người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa.
Về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức thì Điều 306 BLTTHS quy định: đại diện của gia đình, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động, sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án.
Việc hỏi cung, lấy lời khai đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp họ cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Nếu Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý thì đại diện gia đình có thể hỏi người tạm giữ, bị can; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; được đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra ( xem Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2011).

Nguồn:ThS. Nguyễn Quang Lộc - Nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].