Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị

Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự, thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Thẩm quyền rút kháng nghị không chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát đã kháng nghị mà còn do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên cũng có quyền rút kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

Vấn đề bổ sung, thay đổi kháng nghị, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm cho rằng, nếu thời hạn kháng nghị chưa hết thì người có quyền kháng nghị có thể bổ sung, thay đổi kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Cách hiểu như vậy hoàn toàn không trái với quy định tại Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự, vì trong thời hạn kháng nghị có thể có nhiều kháng nghị khác nhau thậm chí trái ngược nhau.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Ví dụ: Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo nhưng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp lại kháng nghị theo hướng giảm hình phạt cho bị cáo hoặc ngược lại, hoặc Viện kiểm sát cùng cấp đã rút kháng nghị nhưng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp không rút kháng nghị thậm chỉ còn bổ sung, thay đổi kháng nghị. Mặt khác, cùng với kháng nghị vụ án có thể còn có kháng cáo của người tham gia tố tụng. Việc bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo cũng tương tự như kháng nghị và trong thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo theo bất cứ hướng nào5. Tuy nhiên, để việc bổ sung hoặc thay đổi kháng nghị có căn cứ pháp lý, thì trong quyết định bổ sung, thay đổi kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo cần nêu lý do và nhận xét là kháng nghị trước đó không đầy đủ hoặc không có căn cứ. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo nên để Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thực hiện, mặc dù Viện kiểm sát cùng cấp vẫn có quyền, nhưng để Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thực hiện còn nhận xét kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới chưa đầy đủ hoặc có thiếu sót như vậy vừa bảo đảm khách quan, vừa tránh được sự hiểu lầm không cần thiết.

Việc rút kháng nghị của Viện kiểm sát có thể thực hiện bất cứ lúc nào, rút một phần hay toàn bộ kháng nghị. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới. Việc rút kháng nghị của Viện kiểm sát nói chung không có vấn đề vướng mắc và cũng đã được quy định tương đối cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự chưa có quy định, đối với quyết định rút kháng nghị của Viện kiểm sát rõ ràng không có căn cứ thì giải quyết như thế nào? Thực tiễn xét xử đã có trường hợp việc rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên rõ ràng là không có căn cứ nên việc việc khắc phục sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm chỉ có thể được thực hiện theo thủ tục giám đốc thẩm. Cách giải quyết này vừa kéo dài vụ án vừa không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Ví dụ: Trường hợp Toà án nhân dân thành phố H phạt Quản Ngọc N tù chung thân về tội mua bán trái phép chất ma tuý; sau khi xét xử sơ thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố H kháng nghị yêu cầu Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm tăng hình phạt đối với Quản Ngọc N, nhưng trước khi mở phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại rút kháng nghị. Khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm thấy hình phạt tù chung thân đối với Quản Ngọc N là quá nhẹ nhưng buộc phải y án sơ thẩm. Sau khi xét xử phúc thẩm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy việc rút kháng nghị là không có căn cứ nên đã kháng nghị bản án phúc thẩm đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm huỷ cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo hướng tăng hình phạt đối với Quản Ngọc N. Như vậy để sửa sai quyết định rút kháng nghị của Viện kiểm sát phải huỷ cả hai bản án mà lẽ ra nếu có quy định huỷ quyết định rút kháng nghị thì vụ án chỉ phải xét xử phúc thẩm một lần. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi nên có quy định cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân có quyền rút quyết định “rút kháng nghị” của Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp dưới nếu như xét thấy việc rút kháng nghị đó là không có căn cứ để việc xét xử phúc thẩm được tiến hành theo luật định.

Nguồn: Toaan.gov.vn

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].