Một số điểm bất cập về tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003

Tự thú là việc một người sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hành vi đó vẫn chưa bị phát hiện, hoặc người thực hiện hành vi đó vẫn chưa bị phát hiện.

Thứ nhất, về đối tượng tạm giữ là người phạm tội tự thú, đầu thú. Khoản 1 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định: "Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với người phạm tội tự thú, đầu thú theo chúng tôi hiện nay có một số điểm chưa thực sự hợp lý.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Tự thú là việc một người sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hành vi đó vẫn chưa bị phát hiện, hoặc người thực hiện hành vi đó vẫn chưa bị phát hiện. Nhưng sau một thời gian, có thể do bị lương tâm cắn rứt, do hối hận về hành vi của mình... người đó đã tự ra trước cơ quan chức năng trình diện và khai nhận về hành vi phạm tội của mình, hoặc hành vi phạm tội của mình và đồng bọn.Còn đầu thú là việc một người đã thực hiện hành vi phạm tội, hành vi đó đã bị phát hiện, vụ án đó đã được khởi tố, có thể đã hoặc đang được tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử. Cá nhân người đó đã bị khởi tố bị can, có thể chưa hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị xử phạt nhưng trốn tránh nay đang bị truy nã, sau một thời gian trốn tránh người đó đã ra trước các cơ quan chức năng để trình diện, khai nhận về các hành vi phạm tội của mình.

Việc người phạm tội tự thú, đầu thú được coi là đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, theo quan điểm chúng tôi cần phải quy định rõ, trường hợp nào cần thiết phải tạm giữ, còn trường hợp nào không cần thiết. Bởi vì, trong thực tế những trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú luôn ở một mức độ khác nhau, có những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng do lỗi vô ý khi phạm tội, người phạm tội có nhân thân tốt... thì không cần thiết phải ra quyết định tạm giữ đối với họ. Hơn nữa một khi họ đã ăn năn hối cải, lương tâm cắn rứt về hành vi phạm tội của mình nên họ đã ra tự thú, đầu thú thì tùy từng trường hợp về hành vi phạm tội ở mức độ nặng nhẹ khác nhau để các cơ quan tiến hành tố tụng lưạ chọn biện pháp ngăn chặn phù hợp nhất áp dụng đối với loại tội phạm này.

Thứ hai, vướng mắc về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. BLTTHS năm 2003 đã bổ sung thêm thẩm quyền ra quyết định tạm giữ cho Lực lượng Cảnh sát biển (khoản 2 Điều 86). Tuy nhiên, xung quanh quy định này có một số điểm chưa thật sự hợp lý, theo đó Điều 81 BLTTHS 2003 năm không quy định thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp cho lực lượng này, thế nhưng khoản 2 Điều 86 BLTTHS năm 2003 lại quy định cho lực lượng này có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Như thế, việc không được bắt người trong trường hợp khẩn cấp nhưng lại được ra quyết định tạm giữ là không phù hợp. Đồng thời, quy định như vậy có thể dẫn đến người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn được tự do, tẩu tán tang vật, thông cung, thông chứng, trốn tránh pháp luật .

(Nguồn:Hoàng Đình Thanh - Khoa Luật - Đại học Huế)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].