Trong lời nói sau cùng, bị cáo có được trình bày thêm các tình tiết của vụ án hay không?

Trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.

Điều 220 bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định như sau:"Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo".

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Như vậy, nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.Trong lời nói sau cùng, bị cáo được trình bày về những vấn đề mà họ cho là cần thiết nhất đối với mình để hội đồng xét xử xem xét khi nghị án. Ví dụ: Nếu bị cáo nhận tội thì có thể đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt hoặc cho hưởng án treo; nêu không nhận tội thì đề nghị hội đồng xét xử lưu ý các chứng cớ gỡ tội…Khi bị cáo nói lời sau cùng, Hội đồng xét xử không được đặt câu hỏi và hạn chế thời gian trình bày của bị cáo nhưng có quyền yêu cầu bị cáo không nhắc lại chi tiết những vấn đề đã được xét hỏi, không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi, sau đó lại tranh luận về những vấn đề mới được xét hỏi.
(Nguồn: Tạp chí Luật học số 54/ 2014)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].