Phân định thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp hình sự của những người đứng đầu Cơ quan điều tra

Thủ trưởng Cơ quan điều tra là người đứng đầu Cơ quan điều tra, chịu trách nhiệm về hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.

Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thể thực hiện việc điều tra vụ án hình sự hoặc phân công Phó Thủ trường Cơ quan điều tra thực hiện việc điều tra vụ án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Thủ trường Cơ quan điều tra có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra; quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên; quyết định thay đổi Điều tra viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyển của Cơ quan điều tra.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng; quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi; kết luận điều tra vụ án; quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra; trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thấm quyền của Cơ quan điều tra

Trong số các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự là các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền hành chính tư pháp. Bởi lẽ, các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên chỉ mang tính chất hành chính liên quan đến hoạt động tư pháp (hoạt động điều tra đối với một vụ án cụ thể) mà không mang tính chất hành chính nhà nước đối với cơ quan nhà nước. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thể uỷ nhiệm cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.

Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự là những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền tố tụng hình sự. Bởi lẽ, các nhiệm vụ, quyền hạn đó liên quan đến việc giải quyết nội dung vụ án và ảnh hường trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia tố tụng. Thủ trưởng Cơ quan điều tra chi có các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự cụ thể. Khi được phân công điều tra vụ án, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẳm quyền tố tụng nêu trên. Như vậy, khi được Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định phân công điều tra vụ án (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự), thi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền ký các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự với danh nghĩa (chức vụ) của mình mà không phải là ký thay Thủ trường Cơ quan điều tra. Ở đây có hai vấn đề cần nghiên cứu:

Vấn đề thứ nhất, có gì khác nhau giữa việc phân công phụ trách công việc với việc ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Thủ trưởng và các Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra?Theo chúng tôi, thì việc phân công phụ trách công việc giữa Thủ trưởng Cơ quan điều tra và cấp Phó Thủ trường Cơ quan điều tra là sự phân công nhiệm vụ thuộc thẩm quyền hành chính nhà nước để quản lý, điều hành hoạt động theo chức năng của Cơ quan điều tra. Thông thường, Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ thực hiện chức năng của người đứng đầu Cơ quan điều tra (với tư cách là một cơ quan nhà nước) phụ trách chung và có thể phụ trách trực tiếp một số công việc (ví dụ: Công tác cán bộ, nhân sự, tài chính...). Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra phụ trách các khâu công việc như phụ trách chuyên môn, phụ trách nội bộ... Việc phân công công việc giữa Thủ trưởng Cơ quan điều tra và cấp Phó mang tính chất dài hạn hoặc hàng năm và có thể được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản và phải được thông báo cho cán bộ, công chức trong cơ quan.

Việc uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ truởng và các Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ được thực hiện khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt. Nội dung công việc được uỷ nhiệm là những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền hành chính tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự. Pháp luật tố tụng hình sự không quy định hình thức uỷ nhiệm (phải bằng văn bản hay bằng miệng) nhưng thực tiễn hoạt động của các Cơ quan điều tra cho thấy hầu hết Thủ trường Cơ quan điều tra uỷ nhiệm cho Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thầm quyền hành chính tư pháp bằng lời. Việc uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyên hành chính tư pháp không được thể hiện trong hồ sơ vụ án hình sự.

Vấn đề thứ hai, việc thực hiện việc điều tra vụ án của Thủ trưởng, Phó Thủ truởng Cơ quan điều tra với việc điều tra của Điều tra viên có gì khác nhau?Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện việc điều tra vụ án từ khi có quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra về việc phân công việc điều tra vụ án cụ thể. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành mới chỉ quy định về việc phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ án và quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra điều tra vụ án được đưa vào hồ sơ vụ án hình sự. Vậy, để tự mình thực hiện việc điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có phải ra quyết định phân công chính mình điều tra vụ án hay không, vấn đề này chưa đuợc pháp luật tố tụng hình sự quy định. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện việc điều tra vụ án bằng cách: Ký các quyết định, văn bản quy đinh tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự; trực tiếp tiến hành các biện pháp và hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan mình.Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự. Điều tra viên chỉ được thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ án khi có quyết định phân công của Thủ trưởng hoặc Phó Thù trưởng Cơ quan điều tra (được Thủ trưởng Cơ quan điều tra uỷ nhiệm). Điều tra viên thực hiện việc điều tra vụ án hình sự bằng cách thực hiện các biện pháp và hoạt động điều tra. Các biện pháp và hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền của Điều tra viên được pháp luật tố tụng hình sự quy định là nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên. Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Lập hồ sơ vụ án hình sự; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu lập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Đó là những công việc, hoạt động cụ thể trong quá trình điều tra vụ án hinh sự. Việc thực hiện công việc, hoạt động cụ thể nêu trên trong quá trình điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên được thể hiện trong hổ sơ vụ án.

Như vậy, nội dung việc điều tra vụ án hình sự của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra rộng hơn nội dung việc thực hiện điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên. Ngoài những biện pháp, hoạt động điều tra, Thủ trường, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra còn có quyền ban hành các quyết định, văn bản quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền chỉ đạo Điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Tất cả nội dung việc điều tra vụ án hình sự do Thủ trường, Phó Thủ trường Cơ quan điều tra và Điều tra viên thực hiện đều được thể hiện trong hồ sơ vụ án hinh sự.Để nâng cao trách nhiệm cá nhân, Điều tra viên có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, cần tăng cường thẩm quyền tố tụng bằng cách sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 34 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng giao cho Điều tra viên thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong tố tụng của Thủ trường Cơ quan điều tra đuợc quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự như: Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn (không phải là tạm giam); quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng; quyết định trưng cầu giám định; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.

Theo quy định tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, thì:Trong Công an nhân dân có hai tiểu hệ thống Cơ quan điều tra là: Cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Cơ quan điều tra của Lực lượng An ninh nhân dân. Cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cơ quan An ninh điều tra của lực lượng An ninh nhân dân được tổ chức ở hai cấp: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Trong Quân đội nhân dân cũng có hai tiểu hệ thống Cơ quan điều tra là: Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân và Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân. Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Phòng điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực. Cơ quan an ninh điều tra trong Quân đội nhân dân được tổ chức ở hai cấp: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra Quân khu và tương đương.Trong ngành Kiểm sát, Cơ quan điều tra được thành lập ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương: Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Cục điều tra hình sự. Ở Viện kiểm sát quân sự Trung ương có Phòng điều tra hình sự.

Như vậy, trừ Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn lại các Cơ quan điều tra đều là các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng). Các cơ quan điều tra được thành lập ở Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự Trung ương đều không có chức năng quản lý nhà nước về ngành. Do vậy, chúng tôi đồng tình với thiết kế của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự hiện hành là không quy định quyền quản lý hành chính của Thủ trưởng cơ quan điều tra trong Pháp lệnh.
(Nguồn:TS. Mai Bộ - Tòa án quân sự Trung ương)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].